Các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 34 - 35)

3.1.1 Biến phụ thuộc gồm:

Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới sản lượng cà phê của nước ta, mà tại Tây Nguyên sản lượng cà phê chiếm đến 92% nên em đã sử dụng bộ số liệu từ năm 2000 tới năm 2006 của các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, , Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum (có 35 quan sát). Biến phục thuộc của mô hình:

- Sản lượng cà phê (theo Tổng cục Thống kê)

3.1.2 Biến độc lập gồm:

- Diện tích cà phê Việt Nam của các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum. (theo Tổng cục Thống kê)

- Dân số các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum. (theo Tổng cục Thống kê)

- Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam (nguồn: VICOFA)

- Giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới (nguồn: Tổ chức cà phê thế giới ICO)

- Lượng mưa: cây cà phê vối của Việt Nam là cây chịu nước. Mùa vụ phát triển của cây cà phê là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời gian chuẩn bị quan trọng hoa nở rộ và đậu quả. Vì vậy lượng mưa của các tháng đầu năm rất quan trọng. Theo “Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê 2008 & triển vọng 2009” của IPSARD thì ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum) lượng mưa của tháng 2 có quan hệ tương quan chặt chẽ với các diễn biến năng suất cà phê các tỉnh qua các năm. Còn tỉnh Lâm Đồng thì năng suất cà phê lại có tương quan chặt với thay đổi lượng mưa tháng 3.

Số liệu sử dụng trong mô hình là số liệu về lượng mưa tháng 2 của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum và số liệu về lượng mưa tháng 3 của tỉnh Lâm Đồng (nguồn: CAP)

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 34 - 35)