Đối với mỏ Rồng

Một phần của tài liệu dadk11 (Trang 80 - 82)

- Khi giếng khai thác phải chuyển sang khai thác bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm thì áp suất vỉa đã giảm đi rất nhiều ( kèm theo đó thì áp suất

5.1.2.Đối với mỏ Rồng

P 1 2 3 4 1Lượng dầu khai thác Triệu tấn 76,8 76,8 76,8 76,

5.1.2.Đối với mỏ Rồng

Đối với mỏ Rồng, nơi có điều kiện tương đối khác biệt so với điều kiện của mỏ Bạch Hổ, cụ thể là: yếu tố khí của sản phẩm khai thác, nhiệt độ vỉa, áp suất vỉa và độ sâu giếng đều nhỏ hơn so với mỏ Bạch Hổ, đặc biệt là không có nguồn khí để phục vụ cho khai thác bằng Gaslift. Do đó tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm hoạt động với hiệu số hiệu dụng tương đố cao trong điều kiện cụ thể của mỏ Rồng. Hiện nay ở mỏ Rồng có đến 70% số giếng khai thác được trang bị tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm của hang REDA và ESP. Tuy nhiên, sản lượng của mỏ Rồng tương đối nhỏ, từ 15 ÷ 70 m3/ng.đ.

Trước năm 2002, XNLD Vietsovpetro đã tiến hành sử dụng nhiều loại tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm với công suất khác nhau: loại nhỏ nhất là TD450 với lưu lượng 43 ÷ 77m3/ng.đ và loại lớn nhất là DN2150 với lưu lượng 186 ÷ 345 m3/ng.đ.

Với các bơm có lưu lượng lớn như vậy, nhưng các giếng khai thác lại có nhiều cát, độ ngập nước cao, thành phần không đông nhất, nhiều prafin, nhiệt độ đông đặc cao, nên mực chất lưu giảm rất nhanh, trong giếng suất hiện nhiều nước, cát dẫn đến thường xuyên xảy ra sự cố kẹt, hỏng bơm.

Nhất là đối với những giếng khai thác có sản lượng rất nhỏ từ 15 ÷ 20 m3/ng.đ và có dòng sản phẩm không ổn định thì thường xuyên xảy ra sự cố là điều không tránh khỏi.

Việc thay đổi, điều chỉnh chế độ khai thác băng côn tiết lưu không giải quyết dứt điểm được các sự cố này vì mực chất lưu trong giếng giảm rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại phục hồi về như cũ, nên việc thay đổi côn tiết lưu gặp nhiều khó khăn, phức tạp và mất thời gian (thậm chí còn phải đóng giếng để thay thế côn có đường kính nhỏ hơn). Còn điều chỉnh chế độ làm việc của bơm cho phù hợp với giếng có lưu lượng nhỏ như vậy cũng không khả thi vì máy bơm sẽ phải làm việc ở vùng không ổn định.

Mặt khác, trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng của các nhà sản suất đều khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc dừng và khởi động lại tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm trong quá trình làm việc, vì điều đó sẽ dẫn đến thường xuyên xảy ra các sự cố hỏng hóc.

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đáng kể đến thời gian làm việc của tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm, đó là ở một số giếng thuộc mỏ Rồng (giếng R11109, R11101, R11110,…) trong thành phần chất lỏng có chứa hỗn hợp nhũ tương dầu – nước cao (có giếng đến 65%), hỗn hợp này có độ bền nhiệt cao (có khi đến 60 oC) và có độ nhớt cao (có lúc đến khoảng 50 Centistok ở 50 oC), điều này dẫn đến bơm làm việc không ổn định và chóng hỏng.

Do khoảng cách từ mỏ Rồng đến tàu chứa dầu Chính Linh rất lớn nên Vietsovpetro thường xuyên phải bơm hóa chất chống đông và chất chống tạo nhũ tương vào dòng dầu thô trên đường ống trước khi bơm ra tàu chứa.

Từ điều kiện cụ thể tại mỏ Rồng như vậy, phương pháp khai thác cơ học bằng tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm vẫn có thể phát huy tác dụng với điều kiện tăng cường một số giải pháp sau:

- Đối với những giếng khai thác có sản lượng nhỏ và có dòng sản phẩm không ổn định thì bơm dầu tuần hoàn vào giếng để đảm bảo mực chất lưu trong giếng không nhỏ hơn giới hạn cho phép đối với bơm đang làm việc trong giếng. Tuy nhiên, giải pháp tối ưu hơn là thay thế tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm đang hoạt động với công suất lớn bằng tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm khác có lưu lượng gần với lưu lượng của giếng hơn.

- Dùng côn tiết lưu để thay đổi, điều chỉnh chế độ khai thác mà không phải đóng giếng, bằng cách lắp thêm nhánh khai thác phụ (trên đó có lắp van tiết lưu) song song với nhánh khai thác chính. Khi lưu lượng của bơm không phù hợp với sản lượng của giếng, ta có thể đóng nhánh khai thác chính lại, đồng thời mỏ nhánh khai thác phụ với lưu lượng hợp lý. Sau đó tiến hành thay côn tiết lưu với kích thước phù hợp và đưa giếng trở lại hoạt động bình thường mà không cần đóng giếng.

- Đối với những giếng khai thác mà trong thành phần chất lưu chứa lưu chất hỗn hợp nhũ tương dầu – nước cao, có độ bền nhiệt và độ nhớt cao thì thay vì bơm hóa chất chống đông và chất chống tạo nhũ tương vào đường ống trước khi bơm ra tàu chứa thì sử dụng giải pháp bơm thẳng các chất đó vào giếng qua không gian ngoài cần ống khai thác. Để nâng cao hiệu quả và phát huy được các giải pháp nói trên, trong quá trình khai thác cần luôn luôn đảm bảo hệ thông đo lường, theo dõi hoạt động tốt, nắm bắt kịp thời những biến động của các thông số giếng và có các biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Một phần của tài liệu dadk11 (Trang 80 - 82)