Viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương (Trang 27 - 31)

Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13]).

Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11] thì viêm tử cung được chia ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung.

a. Viêm nội mạc tử cung.

Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… thường gây ra viêm nội nạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả.

* Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperslis Catarrhalis purulenta acuta).

Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở trâu, bò, lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.

Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết…

Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường.

* Viêm nội mạc tử cung màng giả.

Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thường đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử.

Trường hợp này, con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, ăn uống và lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa. Con vật biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử và niêm dịch…

b. Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperslis).

Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ.

Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hay mất hẳn. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn có mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung thải ra càng nhiều.

Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.

c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis).

Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng.

Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển màu đỏ sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây nên tình trạng viêm thể Parametritis và dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, kích thích con vật biểu hiện trạng thái đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.

Thể viêm Chỉ tiêu Phân biệt Viêm nội mạc tử cung Viêm cơ tử cung Viêm tương mạc tử cung Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao

Dịch viêm Màu Trắng, trắng xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt

Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng

Bỏ ăn Bỏ ăn một phần hoặc hoàn toàn

Bỏ ăn hoàn

Phần III

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w