Tính toán kinh tế kỹ thuật để chọn phương án tối ưu

Một phần của tài liệu Thiết kế phần điện nhà máy điện (Trang 63 - 64)

- Điện kháng của các phần tử tính trong hệ đơn vị tương đối cơ bản:

4.3.Tính toán kinh tế kỹ thuật để chọn phương án tối ưu

- Một phương án về thiết bị điện được gọi là kinh tế nhất nếu chi phí tính toán C là nhỏ nhất: Ci = +Pi a .Vdm i+Yi

Trong đó: i - Số thứ tự của phương án

Pi - Chi phí vận hành hàng năm của phương án i (USD/năm)

adm - Hệ số định mức của hiệu quả kinh tế (1/năm). Đối với tính toán trong năng lượng ađm = 0,15.

Yi - Thiệt hại do mất điện (USD/năm). Do không có đủ số liệu để xác định Y nên ta bỏ qua khi tính toán chi phí tính toán C.

- Vốn đầu tư của mỗi phương án được tính như sau : V = VB + VTBPP

+ Vốn đầu tư máy biến áp: VB = Σ(kBi . vBi)

kBi - hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp máy biến áp i.

Hệ số này phụ thuộc vào điện áp định mức của cuộn cao áp và công suất định mức của máy biến áp (tra trong bảng (4-1) sách “Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp”).

vBi - Giá tiền máy biến áp i.

+ Vốn đầu tư thiết bị phân phối: VTBPP = n1.vTBPP1 + n2.vTBPP2 +...+ nn.vTBPPn

n1, n2,..., nn - Số mạch của thiết bị phân phối ứng với cấp điện áp U1, U2,..., Un

vTBPP1, vTBPP2,..., vTBPPn - Giá tiền của thiết bị phân phối ứng với cấp điện áp U1, U2,..., Un

- Phí tổn vận hành hàng năm của mỗi phương án được xác định theo công thức: P = Pk + Pt + Pp

Trong đó:

Pt - Chi phí tổn thất điện năng hàng năm (chủ yếu trong máy biến áp) Pt = β. ∆A ( β - giá tiền 1kWh điện năng tổn thất ) Lấy: β = 500 đ/kWh

Pk - Khấu hao hàng năm về vốn đầu tư và sửa chữa lớn Pk a.V

100

= ( a - định mức khấu hao, % )

PP - Chi phí lương công nhân và sửa chữa nhỏ. Chi phí này tạo nên một phần không đáng kể so với tổng chi phí sản xuất và cũng ít thay đổi giữa các phương án so sánh nên thường bỏ qua.

Một phần của tài liệu Thiết kế phần điện nhà máy điện (Trang 63 - 64)