Kết nối mạng NGN với mạng truyền thống

Một phần của tài liệu pham_van_dong (Trang 53)

2.2.6.1 Kết nối với mạng PSTN

Kết nối mạng NGN với mạng PSTN hiện tại được thực hiện thông qua thiết bị ghép luồng trung kế (trunking Gateway – TGW) ở mức n x E1 và báo hiệu số 7, không sử dụng báo hiệu R2 cho kết nối này.

Các thiết bị Trunking Gateway có tính năng chuyển tiếp các cuộc gọi thoại tiêu chuẩn 64 Kbit/s hoặc các cuộc gọi thoại VoIP qua mạng NGN.

Điểm kết nối được thực hiện tại tổng đài Host hoặc tandem nội hạt và tổng đài Gateway quốc tế nhằm giảm cấp chuyển mạch, giảm chi phí đầu tư cho truyền dẫn và chuyển mạch của mạng PSTN và tận dụng năng lực chuyển mạch của mạng NGN. Đối với mạng PSTN, mạng NGN sẽ đóng vai trò như hệ tổng đài Transit quốc gia của mạng PSTN cho các dịch vụ thoại tiêu chuẩn 64 Kbit/s.

Các cuộc thoại liên tỉnh tiêu chuẩn 64 kbit/s liên tỉnh hoặc quốc tế từ các tổng đài Host PSTN sẽ được chuyển tiếp qua mạng tới các Host khác hoặc tới tổng đài Gateway quốc tế.

Hình 2.10: Cấu hình kết nối NGN – PSTN 2.2.6.2 Kết nối với mạng Internet

Kết nối mạng NGN với trung tâm mạng Internet ISP và IAP được thực hiện tại node IP/MPLS quốc gia thông qua giao tiếp ở mức LAN. Tốc độ cổng LAN không thấp hơp tốc độ theo chuẩn Gigabit Ethernet (GE). Nếu trung tâm mạng không cùng vị trí đặt node IP/MPLS quốc gia thì sử dụng kết nối LAN qua cổng GBE

Điểm kết nối mạng NGN với các node truy nhập mạng internet POP độc lập cho thuê bao truy nhập gián tiếp được thực hiện tại node IP/MPLS nội vùng thì sử dụng kết nối LAN qua cổng quang.

Đối với các vệ tinh của tổng đài Host PSTN có tích hợp tính năng truy nhập Internet POP thì điểm kết nối mạng NGN với các node truy nhập Internet POP tích hợp được thực hiện tại bộ tập trung IP/MPLS hoặc tại các node IP/MPLS nội vùng thông qua giao tiếp IP/MPLS tuỳ thuộc vào vị trí của POP tích hợp.

Tốc độ cổng IP/MPLS phụ thuộc vào quy mộ của POP nhưng ít nhất là n x E1. Cấu hình kết nối được mô tả như (hình 2.20)

2.2.6.3 Kết nối với mạng FR, X25 hiện tại

Các mạng FR, X25 hiện nay sẽ thuộc lớp truy nhập của mạng NGN, do vậy sẽ được kết nối với mạng NGN qua bộ tập trung IP/MPLS.

Hình 2.11: Cấu hình kết nối NGN – Internet – PSTN 2.2.7 Lộ trình chuyển đổi

2.2.7.1 Yêu cầu : Phương án chuyển đổi dần cấu trúc mạng hiện tại sang mạng NGN đến năm 2010 cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng. - Việc chuyển đổi phải thực hiện theo nhu cầu của thị trường từng bước.

- Thực hiện được phân tải lưu lượng Internet ra khỏi các tổng đài Host có số thuê bao truy nhập Internet chiếm tới 20%.

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng tại các thành phố lớn. - Bảo toàn vốn đã đầu tư của VNPT.

2.2.7.2 Nguyên tắc thực hiện

Thực hiện chuyển đổi từng bước, ưu tiên thực hiện trên mạng liên tỉnh trước nhằm đáp ứng nhu cầu về thoại và truyền số liệu liên tỉnh và tăng hiệu quả sử dụng các tuyến truyền dẫn đường trục.

Mạng nội tỉnh thực hiện có trọng điểm tại các tỉnh thành phố có nhu cầu về truyền số liệu truy nhập Internet băng rộng ưu tiên giải quyết phân tải lưu lượng Internet cho mạng chuyển mạch nội hạt và đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao trước nhằm tạo cơ sở hạ tầng thông tin băng rộng để phát triển các dịch vụ đa phượng tiên, phục vụ chương trình chính phủ điện tử, e- commerce... của quốc gia.

Không nâng cấp các tổng đài Host hiện có lên NGN do có sự khác biệt khá lớn giữa công nghệ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói, tổ chức xây dựng hệ thống chuyển mạch NGN mới , riêng biệt và thực hiện kết nối với các mạng hiện tại theo các nguyên tắc ở mục 2.4.1.3 trên.

Ngừng việc trang bị mới các tổng đài host công nghệ cũ, chỉ mở rộng tổng đài Host đang hoạt động trên mạng để đáp ứng các nhu cầu thoại và truyền số liệu băng hẹp và chỉ nâng cấp với mục đích phân tải Internet và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao dùng công nghệ xDSL trong khi mạng NGN chưa bao phủ hết vùng phục vụ.

Phát triển nút truy nhập mới của NGN để đáp ứng các nhu cầu Host mới.

2.2.7.3 Lộ trình chuyển đổi - Giai đoạn 2001 – 2003

Trang bị 2 node điều khiển và 2 node dịch vụ tại miền bắc (đặt tại Hà Nội) và miền nam (đặt tại TP. Hồ Chí Minh). năng lực xử lý cuộc gọi của một node trên 4 triệu BH CA tương đương với trên 240.000 kênh trung kế hoặc trên 400.000 thuê bao.

Trang bị 3 node IP/MPLS đường trục tại miền bắc (đặt tại Hà Nội) và miền nam (đặt tại TP Hồ Chí Minh) và miền trung (tại Đà Nẵng).

Trang bị các node ghép luồng trung kế TGW và mạng IP/MPLS nội vùng cho 11 tỉnh và thành phố lớn gồm Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Năng, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tầu, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương. Lắp đặt các node truy nhập NGN nhằm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (xDSL) tại các tổng đài Host trung tâm của 11 tỉnh thành phố Như vậy, vào giai đoạn này sẽ có mạng chuyển mạch liên vùng và nội vùng tạicả 5 vùng lưu lượng. Một phần lưu lượng thoại của mạng đường trục PSTN sẽ được chuyển sang mạng NGN đường trục.

- Giai đoạn 2004 -2005

Tăng số node điều khiển và IP/MPLS nhằm mở rộng vùng phục vụ của mạng NGN tới các tỉnh thành phố còn lại và hình thành mặt chuyển mạch A&B như theo nguyên tắc tổ chức mạng ở mục 2.4.1.3, bảo đảm cung cấp dịch vụ XDSL tại 64 tỉnh thành.

- Giai đoạn 2006 - 2010

Chuyển mạch IP/MPLS cấp đường trục, các node điều khiển được trang bị với cấu trúc 2 mặt đầy đủ để chuyển tải lưu lượng chuyển tiếp vùng và liên vùng cho 5 vùng lưu lượng.

Lưu lượng PSTN một phần được chuyển qua mạng tổng đài PSTN và phần lớn được chuyển tải qua mạng NGN.

2.2.8 Hệ thống quản lý mạng và dịch vụ

Việc quản lý và khai thác mạng sẽ theo mô hình quản lý mạng tập trung với hệ thống quản lý mạng TNM đã đưa vào khai thác khoảng cuối năm 2003. Giai đoạn 1 hệ thống được trang bị một trung tâm điều hành và quản lý mạng Quốc gia tập trung với các OMC của VTN, VTI, Hà Nội, HCM và OMC khu vực khác có khả năng quản lý và khai thác mạng tập trung quản lý đến từng phần tử mạng. Các đối tượng thực hiện sẽ thuộc các đơn vị quản lý và chịu sự điều hành trực tiếp của trung tâm điều hành mạng Quốc gia.

Giai đoạn 2 hệ thống sẽ hoàn thiện có khả năng quản lý toàn bộ mạng lưới VNPT với các OMC quản lý mạng chuyển mạch gói, mạng truyền dẫn, ngoại vi và các chủng loại thết bị trên toàn mạng chưa đầu tư trong giai đoạn 1.

Kế hoạch phát triển dịch vụ

Giai đoạn đến 2010 là giai đoạn bùng nổ về dịch vụ, nhiều loại hình dịch vụ băng hẹp, băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng trên thoại cố định, di động, internet sẽ được đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Các dịch vụ mới: Tiếp tục phát triển các dịch vụ hiện tại như thoại cơ bản, thoại qua IP, Internet các dịch vụ trả trước, các dịch vụ gia tăng... sẽ phát triển các dịch vụ băng rộng tốc độ cao như dịch vụ sử dụng công nghệ ADSL: Truy nhập internet, VoD, truyền hình, các dịch vụ theo yêu cầu, VoDSL... mạng VPN, dịch vụ chứng thực điện tử, thuê kênh tốc độ cao, các dịch vụ thông minh IN trong mạng di động, cung cấp dịch vụ 3G cho di động như truy nhập internet tốc độ cao cho di động Video Streaming, nhắn tin đa phương tiện MMS... đặc biệt đầu tư phát triển các dịch vụ IN đối với mạng thoại PSTN để cung cấp các dịch vụ thông minh cho thuê bao cố định là mạng hiện đang có số thuê bao lớn.

Mạng lưới phát triển mạnh mẽ và phương thức khai thác mới tối ưu sẽ tạo thế mạnh vững chắc cho VNPT trong môi trường cạnh tranh.

NGN (Next Generation Network) là mạng viễn thông đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới với sự kết hợp với 3 mạng cơ sở hiện nay là viễn thông, truyền thông, Internet, mạng này cho phép hỗ trợ mọi phương thức truyền thông tin như âm thanh, dữ liệu, hình ảnh và đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng điện thoại, truyền số liệu, Internet, truyền hình phát thanh, giải trí qua mạng… Trên cùng một công nghệ IP là điểm mạnh của NGN. Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) đang đưa NGN vào hoạt động với mục tiêu tạo thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng cao, NGN đang là mục tiêu của nhiều nhà khai thác viễn thông trên thế giới, khả năng cung cấp đa dịch vụ.

Ưu điểm lớn nhất của NGN là cho phép triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng và đa dạng, đáp ứng sự hội tụ giữa thông tin thoại, truyền dữ liệu và Inernet, giữa cố định và di động… với giá thành thấp. Những ưu điểm này giúp cho mạng NGN cũng cho phép truy suất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới, và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển của khách hàng.

Ngoài những ưu điểm trên, ứng dụng của NGN cho phép giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường và nâng cao hiệu xuất sử dụng truyền dẫn thêm vào đó, NGN cũng cho phép những nhà cung cấp dịch vụ tăng cường khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin của khách hàng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng như doanh nghiệp, văn phòng…

Với nhà cung cấp dịch vụ, NGN đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kinh doanh mới của khách hàng, linh hoạt sử dụng các giao dịch điện tử đa truy nhập, đa giao thức để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng mà không phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng lưới. Dựa trên nền mạng NGN Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã giới thiệu tới người sử dụng cùng một lúc 8 dịch vụ mới như sau:

- Dịch vụ điện thoại cố định trả tiền trước 1719

Đây là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, nội tỉnh, đường dài trong nước và quốc tế với hình thức khách hàng mua thẻ mệnh giá để sử dụng, trên cùng một thẻ mệnh giá khách hàng có thể lựa chọn cuộc gọi chất lượng cao VoIP 64 kbit/s hoặc cuộc gọi giá thấp VoIP 8 kbit/s. Dịch vụ điện thoại trả trước giúp khách hàng quản lý được số tiền sử dụng dịch vụ.

- Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet (Call Waiting Internet)

Dịch vụ này cho phép nhận các cuộc gọi đến trong khi đang truy nhập Internet thông qua đường dây điện thoại, khi sử dụng dịch vụ khách hàng sẽ được cung cấp

một đường kết nối ảo thứ 2 và có thể quản lý toàn bộ các cuộc gọi đến trong khi đang sử dụng Internet.

- Dịch vụ Webdial page

Dịch vụ Webdial page cho phép người sử dụng dịch vụ thực hiện cuộc gọi từ một trang web trên Internet (Webdial Page Server) tới một thuê bao PSTN. Cuộc gọi có thể là Phone – to – Phone hoặc PC – to – Phone.

Muốn sử dụng dịch vụ này khách hàng cần có một máy điện thoại, một máy tính kết nối Internet và phải đang ký sử dụng dịch vụ Webdial Page, người sử dụng sẽ được cấp một username và password để truy nhập vào website Webdial Page.

Người sử dụng truy nhập vào Webdial Page Server qua mạng Internet và sử dụng username và password để đăng nhập vào. Sau đó, tuỳ theo thông tin người sử dụng điền vào sẽ có hai kiểu thực hiện cuộc gọi PC – to – Phone và Phone – to – Phone.

- Dịch vụ điện thoại miễn phí đường dài 1800 (1800 Tollfree)

Dịch vụ này cho phép thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên mạng với cước phí thuê bao gọi bằng cuộ gọi nội hạt. Cước phí đường dài của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800

Dịch vụ Tollfree đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và các tổ chức mang tính xã hội như các công ty quảng cáo…có số lượng khách hàng đông đảo. Các thuê bao sử dụng dịch vụ Tollfree sẽ được tăng khả năng tiếp xúc với khách hàng, tạo điều kiện cho thuê bao thực hiện tốt hơn việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ qua đó chăm sóc khách hàng của mình được tốt hơn.

- Dịch vụ thông tin giải trí 1900 (1900 Premium Rate Service)

Dịch vụ này được cung cấp bởi nhà khai thác viễn thông và công ty cung cấp dịch vụ thông tin cho khách hàng. Người sử dụng dịch vụ gọi điện đến một số điện thoại dễ nhớ do nhà khai thác viễn thông cung cấp để nghe thông tin (thể thao, thời tiết…) của công ty cung cấp dịch vụ thông tin. Mức cước cuộc gọi sẽ được thu cao hơn cước điện thoại thông thường và tiền cước thu được của người sử dụng được chia theo công thức thoả thuận giữa nhà khai thác và công ty cung cấp thông tin. Với dịch vụ này nhà cung cấp thông tin dễ dàng cung cấp các loại thông tin cho khách hàng của mình.

- Mạng riêng ảo.

Dịch vụ mạng riêng ảo cung cấp kết nối mạng riêng ảo (LAN/ WAN) cho khách hàng dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số loại xDSL với ưu điểm kết nối

đơn giản chi phí thấp, khách hàng chỉ cần đăng ký các điểm và tốc độ kết nối theo nhu cầu sử dụng.

2.2.9 Kết luận

Việc xây dựng mạng NGN là xu hướng phát triển tất yếu của viễn thông thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Trên đây là một số giải pháp và cấu trúc NGN của một số nhà cung cấp và tổ chức quốc tế và mô hình phát triển NGN của VNPT hiện nay.

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG MPLS TRÊN MẠNG ĐƯỜNG TRỤC NGN

Việc triển khai công nghệ mạng MPLS hay công nghệ mạng khác cần được cân nhắc kỹ trước khi tiến hành. Cũng như vậy đối với MPLS. Tuy được coi là công nghệ mạng tân tiến giải quyết được nhiều nhược điểm của IP, ATM nhưng không co nghĩa là MPLS đã được công nhận như một giải pháp duy nhất cho mạng thế hệ sau ( NGN ).

Trước khi đi vào phân tích khả năng ứng dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau của chúng ta cần xem xét một số vấn đề kỹ thuật và kinh tế sau đây:

- Độ an toàn và ổn định của công nghệ MPLS.

- Vị trí của MPLS trong các mô hình chuyển mạch đa dịch vụ MSF

- Tính khả thi của công nghệ: sản phẩm thương mại và khả năng tương thích với các công nghệ khác hiện có.

- Tốc độ triển khai nhanh hay chậm: tính đơn giản khi triển khai.

- Khả năng triển khai các ứng dụng, dịch vụ mới như VPN, Data, Video… - Vận hành, khai thác bảo dưỡng các thiết bị MPLS.

- Giá thành thiết bị.

Các khía cạnh kỹ thuật quan trọng trong việc triển khai công nghệ MPLS trong mạng NGN.

3.1. Các công nghệ và triển vọng triển khai

Trên cơ sở định hướng phát triển của NGN đến năm 2010, có thể xem xét triển khai một số công nghệ chuyển mạch như sau:

* Công nghệ chuyển mạch IP * Công nghệ chuyển mạch ATM * Công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS * Công nghệ chuyển mạch Lamda (quang)

Mỗi công nghệ sẽ có ưu nhược điểm nhất định, tuy nhiên trước khi đi vào phân tích ưu nhược điểm của mỗi công nghệ chúng ta cần nhấn mạnh môi trường

Một phần của tài liệu pham_van_dong (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w