3.2.1.1 Đối với L/C nhập khẩu trả ngay:
Khi đó BIDV HT đóng vai trò là ngân hàng phát hành nên sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro nhất, từ khâu mở L/C đến khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa và thanh toán ra nước ngoài. Để tránh được những rủi ro, ta cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần thẩm định để nắm tình hình tài chính của khách hàng nhập khẩu Việt Nam. Đây là biện pháp có hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro, thể hiện bản chất của L/C là hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa.
Nắm vững được tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của họ thì ngân hàng phát hành mới hạn chế được rủi ro tín dụng của khách hàng. Hiện nay, do cạnh tranh và sợ mất khách hàng nên một số ngân hàng thương mại Việt Nam đã bỏ qua việc thẩm định tình hình tài chính cuản doanh nghiệp, chỉ dựa vào việc tính toán hiệu quả kinh doanh thực tế của lô hàng để quyết định cho doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn và mở L/C.
Có thể thấy rằng trong thực tế những năm gần đây, rủi ro thiệt hại nặng nề về tài chính cũng như uy tín của các ngân hàng thương mại chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. Và cũng chủ yếu là do khách hàng không có đủ khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Chính vì vậy, chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng có một ý nghĩ vô cùng to loắn trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng.
Trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng, ngân hàng cần tiến hành phân tích một các kĩ lưỡng năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh của khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Song việc đánh giá khách hàng cũng không chỉ dừng ở lần đầu tiên khách hàng đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng mà ocnf cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình ngân hàng quan hệ với khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng không chỉ quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu của khách hàng, mà còn phải đặc biệt quan tâm tới tư cách của khách hàng mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của khách hàng nữa. Trên cơ sở đó quyết định đúng đắn cho mở L/C với những điều kiện cụ thể phù hợp với từng ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán vừa đảm bảo được chính sách khách hàng.
Tuy nhiên để có thể tiến hành công tác thẩm định, đánh giá khách hàng một cách có hiệu quả thì cần phối hợp đồng bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt. Vì cán bộ ngân hàng mới chính là những người trực tiếp thẩm định đánh giá khách hàng và cũng là người có quyền quyết định cuối cùng trong việc đồng ý hay không đồng ý mở L/C cho khách hàng.
- Cân nhắc những điều kiện bất lợi trong L/C đối với ngân hàng phát hành.
Nếu L/C cho phép đòi tiền từ ngân hàng phát hành bằng điện thì sau khi người bán xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho ngân hàng phục vụ mìn, ngân hàng này được phép gửi điện đòi tiền tới ngân hàng phát hành. Đây là hình thức đòi tiền có bảo lưu quyền truy đòi, có nghĩa nếu sau khi đã chuyển tiền thanh toán mà bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng phát hành có quyền truy đòi lại số tiền đó. Song trên thực tế, ngân hàng phát hành cũng rất khó khăn để đòi được tiền của nhà xuất khẩu, có thể xảy ra những tranh chấp, kiện tụng giữa các bên có liên quan. Vì thế để chấp nhận điều kiện này, ngân hàng mở cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Nếu không chắc
chắn về điều này thì ngân hàng phát hành nên bổ xung thêm vào L/C một số kiều kiện để đảm bảo an toàn như điều kiện về số ngày chờ thanh toán…
Nếu L/C qui định ngân hàng hoàn tiền lại ngân hàng thứ ba ở nước ngoài thì rủi ro sẽ cho ngân hàng phát hành, theo UR525, khi nhận được yêu cầu hoàn tiền của ngân hàng thông báo hay ngân hàng chiết khấu thì ngân hàng hoàn tiền phải lập tức chuyển tiền ngay, không phụ thuộc vào việc các điều khoản, điều kiện của L/C đã được tuân thủ hay chưa. Vì vậy, khi phat hành L/C hoàn tiền, BIDV HT nên thêm một điều khoản cho ngân hàng thông báo để đảm bảo an toàn.
Nếu L/C có yêu cầu xác nhận thì cần chọn những ngân hàng đại lí có quan hệ tốt và có uy tín với BIDV HT làm nhân hàng xác nhận. Bởi vì hiện nay có rất nhiều ngân hàng đại lí của BIDV HT sẵn sàng nhận xác nhận L/C cho BIDV HT với một hạn mức tín dụng tương đối lớn. Vì vậy chúng ta cần tranh thủ hạn mức tín dụng của những ngân hàng này dành cho mình để tránh những rủi ro về vốn phải kí quĩ tại ngân hàng xác nhận.
Trường hợp khách hàng nhập khẩu mua theo giá CFR hay FOR, thì mọi rủi ro sau khi hành đã qua lan can tàu là dịch chuyển sang người mua. Nếu xảy ra rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không thuộc trách nhiệm của hãng tàu, trong khi đó nhà nhập khẩu không mua bảo hiểm hàng hóa và cố ý trốn tránh trách nhiệm thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng phát hành. Vì vậy ngân hàng nên yêu cầu nhà nhập khẩu cam kết mua bảo hiểm hàng hóa trước khi tiến hành mở L/C, đặc biệt đối với L/C mở bằng vốn vay ngân hàng.
- Định mức kí quĩ hợp lí: Định mức kí quĩ một cách hợp lí sẽ giúp cho ngân hàng phát hành tránh được những rủi ro về tỉ giá, rủi ro tín dụng của khách hàng. Vì nếu tỉ giá tăng mạnh, tỉ lệ kí quĩ cao sẽ buộc nhà nhập khẩu phải chọn giải pháp nhận hàng có lợi hơn, và nếu trong trường hợp khách hàng nhập khẩu có rủi ro tín dụng, không còn khả năng thanh toán thì ngân
hàng được pháp quản lí lô hàng và chỉ phải trả thay khách hàng một phần nhỏ trong L/C . Tuy nhiên định mức kí quĩ một cách hợp lí là một việc làm không đơn giản, bởi lẽ định mức kí quĩ cao hoặc chỉ vì lợi ích cục bộ của ngân hàng thì sẽ gây khó khăn về vốn cho khách hàng nhập khẩu, họ sẽ không đồng ý và bỏ sang quan hệ với ngân hàng khác có định mức kí quĩ thấp hơn. Không nên phân biệt tỉ lệ kí quĩ giữa L/C mở bằng vốn tự có và L/C mở bằng vốn vay ngân hàng, bởi vì mức độ an toàn của hai loại L/C này là như nhau, thông thường mức kí quĩ cao hay thấp tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu: nếu khách hàng là các doanh nghiệp lớn, có uy tín tốt trong thanh toán thfi có thể định mức kí quĩ thấp. Nếu khách hàng chưa có uy tín với BIDV HT và ngân hàng cũng không nắm được khả năng tài chính của họ thì nhất thiết phải yêu cầu tỉ lệ kí quĩ cao, thậm chí 100% hoặc phải có tài sản đảm bảo hay thế chấp.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm: tùy thuộc vào loại hàng nhập về là hàng tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng lâu bền hay dễ giảm sút, thị trường tiêu thụ rộng rãi hay hạn chế, giá cả ổn định hay biến động bất thường, nhu cầu tiêu thụ có tính thường xuyên hay thời vụ… mà ngân hàng xác định mức kí quĩ cao hay thấp.
Hiệu quả kinh tế lô hàng nhập về: định mức kí quĩ phải cao hơn tỉ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại vì giá chuyển nhượng lô hàng bao giờ cũng thấp hơn giá trị nhập về.
Tỉ lệ trượt giá của đồng tiền: trong những thời kì tỉ giá tăng nhanh, ngân hàng phải điều chỉnh tỉ lệ kí tũi để tránh rủi ro tỉ giá, tỉ lệ điều chỉnh tương xứng với tỉ lệ trượt giá của đồng tiền dự kiến trong thời gian tới.
- Tuân thủ đúng theo qui định của UCP600 mà ngân hàng đã mở dẫn chiếu
Ngân hàng mở phải thông báo cho ngân hàng chuyển chứng từ hay ngân hàng chiết khấu sự bất hợp lệ của bộ chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nó nhận được bộ chứng từ. Nội dung thông báo phải nói rõ cụ thể tất cả các bất hợp lệ mà nó phát hiện. Các bất hợp lệ nói trên phải là toàn bộ và cuối cùng, có nghĩa là ngân hàng mở không được bổ xung thêm bất hợp lệ khác mực dù sau đó nó mới phát hiện ra.
Trong UCP600 qui định, người bán không chấp nhận bản sửa đổi L/C của người mua mà không cần phải thông báo. Vì vậy để tránh tình trạng bị động vì không biết người bán có chấp nhận bản sửa đổi L/C hay không, BIDV HT khi phát hành bản sửa đổi nên bổ xung thêm một câu :"Nếu trong vòng…ngày kể từ ngày sửa đổi L/C, ngân hàng phát hành không nhận được thông tin gì từ ngân hàng thông báo thì bản sửa đổi này tự động có hiệu lực."
- Cần liên hệ chặt chẽ với khách hàng nhập khẩu để hạn chế những rủi ro về lừa đảo thương mại. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán, ngân hàng cần liên hệ với khách hàng nhập khẩu để nắm vững thông tin về hàng hóa như: hàng hóa có được giao hay không? Chất lượng như thế nào? Nếu có vấn đề thì cán bộ thanh toán quốc tế của ngân hàng phải kiểm tra chứng từ một các cẩn thận, tìm ra những sai sót của bộ chứng từ để thông báo từ chối thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mà vẫn không vi phạm UCP600. Tuy nhiên những sai sót trên phải là những sai sót hợp lí để tránh những tranh chấp xảy ra. Để làm được việc này, cán bộ ngân hàng phải nắm vững UCP600, các tài liệu hướng dẫn thực hành UCP600 và các tài liệu liên quan khác hướng dẫn chi tiết việc kiểm tra từng loại chứng từ và các sai sót có thể có.
3.2.1.2. Đối với L/C nhập khẩu trả chậm:
Khi đó BIDV HT đóng vai trò là ngân hàng phát hành và ngân nhàng chấp nhận hối phiếu trả chậm.
- Cần bổ xung, hoàn thiện qui chế bảo lãnh L/C trả chậm cho phù hợp với thực tiễn. Khắc phục tình trạng tâm lí sợ trách nhiệm dẫn tới từ chối mọi yêu cầu của khách hàng về mở L/C trả chậm hoặc thực hiện qui trình cứng nhắc, không linh hoạt… Song cũng chỉ nên thực hiện bảo lãnh L/C trả chậm cho những dự án nhập hàng hóa là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, hiện đại đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nâng cao chât lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Đối với qui trình mở L/C trả chậm thì việc thẩm định dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định bảo lãnh doanh nghiệp mở L/C trả chậm hay không. Vì vậy công tác này cần phải tiến hành thật sự nghiêm túc, ngân hàng cần phải mở khóa huấn luyện thường xuyên cho cán bộ tín dụng về chuyên đề thẩm định dự án đầu tư, để trang bị cho họ những kiến thức cơ bản có thể kiểm tra và đánh giá được hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc biệt là hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát L/C trả chậm, quản lí tiền hàng thu được từ dự án để bảo đảm nguồn thanh toán cho nước ngoài. Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám soát trên đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài khi đến hạn, đánh giá đúng mức tiến độ dự án. Đối với các món nợ vay bắt buộc đã phát sinh cần rà soát lại tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lí kịp thời như đôn đốc đơn vị tiêu thụ hàng hóa để trả nợ ngân hàng, hoặc kết hợp với cơ quan pháp luật để giải quyết các món nợ khó đòi, xử lí tài sản thế chấp… Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra là góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
3.2.1.3. Đối với L/C xuất khẩu:
- Khi BIDV HT tham gia vào phương thức L/C với tư cách là ngân hàng thông báo thì chỉ là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng
buộc bởi trách nhiệm phải thanh toán. Tuy nhiên quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, BIDV HT phải có trách nhiệm xác thực tính trung thực của các L/C đến bằng cách phải kiểm tra mã khóa. Nếu mã khóa sai, hoặc không có mã khóa thì yêu cầu ngân hàng phát hành gửi lại L/C đó hoặc cung cấp lại mã khóa để BIDV HT kiểm tra nhằm phòng ngừa gặp phải những L/C giả. BIDV HT phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các L/C do mình thông báo. Vì vậy, cần phải quỉ lí nghiêm ngặt quá trình thanh toán L/C xuất khẩu, ngoài ra, khi nhận được L/C cán bộ ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng về những điều khoản bất lợi hoặc không thể thực hiện được trong L/C để yêu cầu khách hàng nước ngoài sửa đổi L/C, nếu không sửa đổi thì nên từ chối L/C đó để tránh rủi ro phát sinh sau này.
- Khi BIDV HT được ngân hàng phát hành yêu cầu xác nhận L/C thì hội sở BIDV chỉ xác nhận L/C khi có đủ các điều kiện sau:
Ngân hàng phát hành là ngân hàng có hoạt động tốt, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trên trường quốc tế, có mối quan hệ lâu dài và có thiện chí với BIDV HT.
L/C trả ngay.
Các điều kiện của L/C phải rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, có tính khả tinh và không mang lại rủi ro cho ngân hàng xác nhận.
L/C có giá trị chiết khấu tại BIDV HT .
L/C chỉ ra ngân hàng hoàn tiền và cho phép đòi tiền bằng điện.
Mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng có chất lượng cao, tiêu thụ dễ dàng trên thị trường quốc tế, giá cả ổn định.
- Khi BIDV HT là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ: Cần mở rộng hơn nữa hình thức cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu, đối với những L/C được thông báo và cam kết thanh toán qua BIDV HT sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn và biểu phí dịch vụ ưu đãi, để tạo nguồn vốn ngoại tệ ổn định và
chủ động thanh toán L/C nhập khẩu.Để thực hiện cho vay ứng trước bộ chứng từ, BIDV HT cần phải tôn trọng các vấn đề sau:
Nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị của nước nhập khẩu để quyết định cho vay ứng trước bộ chứng từ của nhà xuất khẩu , để tránh có những rủi ro quốc gia xảy ra.
Xem xét đầy đủ các yếu tố trước khi quyết định cho vay ứng trước bộ chứng từ về khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng không được thanh toán, về uy tín trong thanh toán quốc tế của ngân hàng sẽ phát hành, về các điều khoản bất lợi hoặc mập mờ trong L/C dễ phát sinh tranh chấp, về mức độ rủi ro của loại hàng hóa đó.