Xây dựng tổ chức kiểm toán nội bộ của bộ, ngành

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu,đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ (Trang 64 - 67)

Việc thiết lập một hệ thống KSNB hợp lý và hiệu quả là một vấn đề khá phức tạp và th−ờng ch−a đ−ợc chú trọng đúng mức, đặc biệt là đối với các tổ chức Chính phủ, các tổ chức đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN tại các n−ớc đang phát triển. Trong quá trình hoạt động quản lý sử dụng kinh phí và các nguồn lực khác, các tổ chức tuân theo các quy định của pháp luật, các chính sách, chế độ, định mức và các quy định nội bộ của đơn vị...để quản lý và kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản. Tuy nhiên, các quy định, thủ tục quản lý và kiểm soát còn mang tính phân tán, ch−a đ−ợc tập trung, phân loại và đánh giá có hệ thống theo các chuẩn mực và nguyên tắc hợp lý. Vì lý do đó, INTOSAI đã thiết lập Uỷ ban về KSNB nhằm xây dựng các h−ớng dẫn, quy trình, chuẩn mực cho việc thiết lập và đánh giá hệ thống hệ thống KSNB trong các cơ quan Chính phủ.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát về kinh tế tài chính của các bộ, ngành hiện nay chủ yếu đ−ợc thực hiện thông qua công tác xây dựng dự toán ngân sách và xét duyệt báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Vụ Tài chính - Kế toán và các cuộc thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên đề, vụ việc cụ thể. Nh− vậy, hiện nay ch−a có một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tài chính nội bộ một cách th−ờng xuyên của toàn ngành. Do đó bộ cần tổ chức hệ thống KSNB từ bộ đến tất cả các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành, để thống nhất về mặt tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Kiểm toán nội bộ là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của hệ thống KSNB. Kiểm toán nội bộ là bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động kiểm soát, chủ yếu là kiểm soát sau khi các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đ−ợc ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hiện nay các bộ và các đơn vị trực thuộc không có bộ phận kiểm toán nội bộ. Việc kiểm soát của một bộ phận độc lập đối với hoạt động tài chính kế toán của bộ do Thanh tra bộ thực hiện thông qua việc thanh tra các vụ việc. Do vậy không có bộ phận độc lập thực hiện kiểm tra, kiểm soát lại th−ờng xuyên hoạt động quản lý tài chính kế toán của Vụ Tài chính cũng nh− của các đơn vị, một số đơn vị trong nhiều năm liền ch−a đ−ợc tiến hành thanh tra, kiểm tra về công tác tài chính để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về tài chính kế toán cũng nh− độ chính xác tin cậy của báo cáo quyết toán. Mặt khác do không có bộ phận kiểm toán nội bộ do vậy ch−a thực hiện đ−ợc hình thức kiểm toán tính hiệu quả, tính kinh tế của các hoạt động tài chính cũng nh− hiệu lực và hiệu quả của một đơn vị hoặc một chức năng nào đó. Cũng vì vậy không có đ−ợc những đánh giá khách quan về tính hiệu lực và những yếu kém của hệ thống KSNB để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đây là một thiếu hụt cơ bản trong cơ cấu tổ chức của hệ thống KSNB.

Trong cơ chế khoán chi và tự chủ một phần về tài chính từ các nguồn thu sự nghiệp nh− hiện nay, các đơn vị phải có những biện pháp cụ thể, hiểu hiệu để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản bảo đảm phục vụ tốt cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và tạo ra nguồn kinh phí tiết kiệm hình thành nguồn thu để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Mặt khác thủ tr−ởng các đơn vị đ−ợc trao quyền rộng rãi trong việc quyết định các khoản chi tiêu cao hơn định mức Nhà n−ớc quy định trên cơ sở đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Trong cơ chế đó việc kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu quả, kiểm toán bộ phận và kiểm toán chức năng đ−ợc đặt ra nh− một yêu cầu thiết yếu để giúp thủ tr−ởng các đơn vị đánh giá đ−ợc hiệu quả của từng mục chi, của từng bộ phận, chức năng trong đơn vị, đồng thời xác định đ−ợc những khoản chi, bộ phận, chức năng gây lãnh phí, không hiệu quả trong hoạt động để có những biện pháp kịp

thời khắc phục. Do vậy, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong hệ thống KSNB của các bộ, ngành là một vấn đề rất cần thiết.

Bộ nên tổ chức thêm Ban kiểm toán nội bộ. Ban kiểm toán nội bộ do lãnh đạo Bộ trực tiếp quản lý để bảo đảm tính độc lập cho hoạt động KSNB.

Mục tiêu hoạt động của ban kiểm toán nội bộ thuộc Bộ nhằm đạt đ−ợc các nội dung cơ bản sau:

- Tăng c−ờng tính tuân thủ trong việc thực hiện luật pháp và các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế - tài chính của Bộ.

- Để thực hiện tính minh bạch, công khai tài chính .

- Trợ giúp việc cải tạo và nâng cao hoạt động quản lý kinh tế.

- Giúp cho ban lãnh đạo bộ có đ−ợc các thông tin đáng tin cậy để điều hành các hoạt động quản lý bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính công.

Cần phải có một cơ chế kiểm soát công tác kiểm toán nội bộ của bộ, và tạo lập mối quan hệ đối với các cơ quan kiểm tra - kiểm soát của Nhà n−ớc nh−: Kiểm toán Nhà N−ớc; Thanh tra Tài chính ... bên ngoài.

Đối với đơn vị thụ h−ởng NSNN (cấp II) cần thành lập phòng kiểm toán nội bộ, về nguyên tắc, hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị này đ−ợc bảo đảm tính độc lập cao nhất. Ban kiểm toán nội bộ có chức năng xem xét đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế, độ tuân thủ các hoạt động quản lý và kiểm soát trong đơn vị thụ h−ởng NSNN (cấp II). Ban kiểm toán nội bộ vừa thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của một cán bộ quản lý cấp cao của đơn vị, vừa bị chi phối và kiểm tra kiểm soát về chuyên môn của Ban kiểm toán nội bộ của bộ.

Đối với loại hình đơn vị thụ h−ởng NSNN cấp III của bộ nên thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ có cơ cấu tổ chức phù hợp với qui mô của đơn vị thụ h−ởng NSNN (cấp III) t−ơng ứng. Về chức năng nhiệm vụ của bộ phận này giống nh− chức năng nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ nói chung. Cơ cấu tổ chức vẫn định hình trên các nguyên tắc chung: bảo đảm tính độc lập; các nguồn lực bảo đảm cho kiểm toán nội bộ ; xác định phạm vi kiểm toán nội bộ; cơ chế thực hiện quá trình kiểm toán, cơ chế báo cáo kết quả kiểm toán và cơ chế quản lý hoạt động kiểm toán

Kết luận

Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là một nội dung quan trọng trong quá trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành. Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB sẽ giúp kiểm toán viên lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán phù hợp, nhằm tiết kiệm nguồn lực đồng thời vẫn nâng cao đ−ợc chất l−ợng kiểm toán và hạn chế rủi ro kiểm toán.

Đề tài đã phân tích thực trạng những kết quả đã đạt đ−ợc, những tồn tại và hạn chế trong việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ của Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam.

Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ, bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện quá trình thu thập thông tin để đánh giá sơ bộ về hiệu lực của hệ thống KSNB phù hợp với mục tiêu và nội dung kiểm toán.

Thứ hai, hệ thống hoá các nội dung và cách đánh giá hệ thống KSNB đối với một số nghiệp vụ quản lý tài chính cụ thể đối với các khoản mục chủ yếu liên quan tới lập báo cáo quyết toán ngân sách bộ, giúp kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá rủi ro kiểm soát và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB.

Thời gian vừa qua, Kiểm toán Nhà n−ớc đã ban hành quy trình kiểm toán NSNN, đây là quy trình chung nhằm h−ớng dẫn kiểm toán viên trong công tác chuyên môn. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà n−ớc ch−a có những h−ớng dẫn rất cần thiết trong việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán ngân sách bộ. Ngoài ra, để tổ chức kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ thực sự có hiệu quả, nhằm nâng cao chất l−ợng kiểm toán và hạn chế rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định rõ tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm toát để lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu,đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)