Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu:

Một phần của tài liệu von_huy_dong_von_quan_ly_von_cua_nhtm (Trang 31 - 34)

Với nhu cầu vốn dài hạn lên đến 10, 15 hoăc 25 năm, rõ ràng các NHTM không thể sử dụng các hình thức huy động tiền gửi hay phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được. Trong trường hợp này, NHTM có thể phát hành trái phiếu. Trái phiếu do các NHTM phát hành có thể xem như là loại trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn., theo đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc do các nhà

đầu tư mua trái phiếu. Nhìn chung, một trái phiếu có những thuộc tính sau đây:

• Mệnh giá: là giá trị được công bố trên trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận lại khi trái phiếu đáo hạn.

• Lãi suất của trái phiếu: là lãi suất nhà đầu tư được hưởng được công bố và ghi trên trái phiếu.

• Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian tính từ lúc phát hành cho đến khi trái phiếu đến hạn hoàn trả vốn gốc.

• Phương thức trả lãi: Là cách thức ngân hàng áp dụng để xác định và trả lãi được hưởng cho nhà đầu tư. Nhìn chung phương thức trả lãi cũng có thể áp dụng một trong ba phương thức trả trước, trả sau hoặc trả theo định kỳ. Trong đó, trả lãi định kỳ còn có thể trả lãi theo định kỳ hàng năm hoặc trả lãi theo định kỳ sáu tháng hay nửa năm.

Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư, NHTM thu được một khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái phiếu, nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của ngâm hàng.

Theo phân loại của Basel II, nợ dài hạn qua phát hành trái phiếu được xem như là vốn cấp II, trong khi vốn chủ sở hữu được xem là vốn cấp I. Theo Basel II, một ngân hàng được xem là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp I trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối thiểu là 4%, hoặc tỷ lệ vốn cấp II trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối thiểu là 8%.

Gần đây, nhiều ngân hàng thương mại đã phát hành trái phiếu huy động vốn nhằm có đủ vốn cấp II theo qui định của Basel II. Chẳng hạn, tháng 5/2006 BIDV đã phát hành thành công trái phiếu tăng vốn BIDV (vốn cấp II)

đợt I/2006 với tổng giá trị 2.200 tỷ VND trong thời gian ngắn. Từ ngày 07 đến ngày 18/12/2006, BIDV chính thức phát hành trái phiếu dài hạn bằng VND để tăng vốn đợt II/2006, với tổng trị giá phát hành khoảng 1 ngàn tỷ đồng.

Ví dụ: phát hành trái phiếu của BIDV.

BIDV phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II, đợt II/2006 với tổng mệnh giá 1 ngàn tỷ VND có các kỳ hạn 15 năm và 25 năm.

Từ ngày 7/12/2006 đến 8/12/2006, tại Hội sở chính BIDV và các chi nhánh trênnđịa bàn Hà Nội và TPHCM, phát hành theo hình thức ghi sổ cho các nhà đầu Việt nam và nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Từ 14/12/2006 đén 15/12/2006, tại Sở giao dịch I, phát hành theo hình thức bán lẻ cho các nhà đầu tư là cá nhân Việt nam và người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Viêt Nam (từ ngày phát hành chính thức 18/12/2006).

Sau khi phát hành, toàn bộ trái phiếu dài hạn của BIDV đơt II/2006 được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. BIDV áp dụng mức lãi suất cố định, điều chỉnh một lần vào thời điểm 5 năm trước khi đến hạn (nếu BIDV không thực hiện quyền mua lại). Tiền lãi trái phiếu được trả sau hàng năm và trả một lần/năm vào ngày phát hành hàng năm ( tức 18/12). Tiền gốc trái phiếu được trả một lần khi đáo hạn, vào 2021 (đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm) vào 2026 (đối với trái phiếu kỳ hạn 25 năm). Lãi suất cụ thể như sau:

Trái phiếu kỳ hạn 15 năm: Lãi suất các năm rồi là 10.10%/năm, lãi suất 5 năm cuối (nếu BIDV không mua lại) là 10,675%/năm.

Trái phiếu kỳ hạn 20 năm: Lãi suất các năm đầu là 10,45%/năm, lãi suất 5 năm cuối (nếu BIDV không mua lại) là 11,175%/năm.

Trái phiếu dài hạn để tăng vốn BIDV đáp ứng các điều kiện của trái phiếu tăng vốn cấp II theo qui định của ngân hàng Nhà nước, và các chuẩn mực

theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cho quá trình hội nhập, BIDV phát hành trái phiếu được sự tư vấn và đồng thu xếp phát hành bởi ngân hàng HSBC. Việc phát hành trái phiếu dài hạn của BIDV, trước hết là làm tăng năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu hoạt động của BIDV đến 2010 trở thành ngân hàng hiện đại kinh doanh đa năng, đa sở hữu, có chất lượng ngang tầm các ngân hàng trong khu vực.

Trái phiếu tăng vốn BIDV được giao dịch ổn định và thường xuyên TTGDCK TPHCM từ 13/7/2006 với mã giao dịch là BID1-106 và BID1- 206. Với việc phát hành trái phiếu đợt II/2006, BIDV nâng tổng mệnh giá phát hành trái phiếu trong 2006 lên khoảng 2.300 tỷ đồng, thực hiện một bước quan trọng trong nổ lực tăng năng lực tài chính trước khi tiến hành cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu von_huy_dong_von_quan_ly_von_cua_nhtm (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w