C R =const điện áp đồng bộ răng cưa tuyến tính với thời gian
5. Mạch phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm tốc độ:
-Để phản hồi dương dòng điện: Ta dùng Sensor dòng S1 để nhận biết dòng điện phần ứng của động cơ ,sau đó cho qua bộ khuyếch đại với hệ số K .Mạch sẽ phản hồi dương dòng điện về bộ điều chỉnh dòng điện R(I).
- Để phản hồi âm tốc độ: Ta sử dụng máy phát tốc nối cùng trục với trục động cơ ,điện áp đầu ra của máy phát tốc tỷ lệ với tốc độ theo biểu thức sau:U=
γ.ω và được phản hồi trở lại vào bộ điều chỉnh tốc độ.
+ Khi dùng mạch phản hồi âm tốc độ để giảm sai số tốc độ ,tức là làm tăng độ cứng của đặc tính cơ như vậy sẽ làm tăng giá trị của dòng điện ngắn mạch và momen ngắn mạch , gây nguy hiểm cho động cơ khi bị quá tải và gây hỏng hóc cho các bộ phận truyển lực .
+ Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về ổn định tốc độ và yêu cầu về hạn chế dòng điện người ta thường dùng phương pháp phân vùng tác dụng
.Trong vùng biến thiên cho phép của mômen và dòng điện phần ứng đặc tính cơ cần có độ cứng thích hợp để đảm bảo sai số là nhỏ.
+ Khi dòng điện và momen quá phạm vi cho phép này thì ta phải giảm mạnh độ cứng cơ của đặc tính cơ để hạn chế dòng điện .
+ Mặt khác ,trong quá trình khởi động ,hãm ,điều chỉnh tốc độ động cơ thường có yêu cầu giữ cho gia tốc không đổi để đạt được tối ưu về thời gian quá độ cần có đoạn đặc tính cơ có độ cứng bằng không.
+ Như vậy các mạch vòng điều chỉnh được nối theo cấp độc lập với nhau ,việc phân vùng tác dụng giữa ổn định tốc độ và hạn chế dòng điện .
+ Bộ điều chỉnh dòng R(I) có nhiệm vụ duy trì dòng phần ứng luôn bằng giá trị Ui đặt.