Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu x_y_d_ng_h_th_ng_ch_ti_u_ph_n_t_ch_ng_nh_ng_n_h_ng_vi_t_nam (Trang 53 - 71)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Các hoạt động khác

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng. Trong những năm 2005-2006, hoạt động thanh toán quốc tế đạt được mức tăng cao và đều đặn, trên 22% với thanh toán xuất khẩu và trên 15% với thanh toán nhập khẩu.

(Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế)

Theo NHNN, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đạt tốc độ tăng trưởng 150-300%/năm. Tính đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành gần 8,3 triệu thẻ, tính bình quân trong gần 10 người dân có 1 người dùng thẻ18. Thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng 2,5 lần so với năm 2006, từ 3,5 triệu thẻ năm 2006 lên 8,3 triệu thẻ năm 2007. Trong đó số lượng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm chủ yếu với 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ (Debit card) quốc tế với 3,6%, thẻ tín dụng (Credit card) quốc tế chiếm 2,22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%.

Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở vật chất trong lĩnh vực ngân hàng phát triển, tiện ích đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của dân cư. Tính đến hết năm 2007, cả nước đã có 4.300 máy ATM, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh thoán thẻ bằng POS, so với năm 2006, con số trên là 2.500 ATM và 14.000 POS.

Chương III: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành NH ở Việt Nam

Vì giới hạn của ngồn thông tin cũng như sự hạn chế của các tài liệu tham khảo, trong khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập đến những chỉ tiêu tài chính mang tính “sống còn” trong ngân hàng đó là : Dư nợ / Tổng tài sản, Hệ số an toàn vốn, NPLs / Tổng dư nợ, ROA, ROE. Đề tài sẽ cung cấp các chỉ tiêu trên theo tiêu chí 5 ngân hàng thương mại quốc doanh và 14 ngân hàng thương mại cổ phần. Căn cứ vào bộ số liệu này và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ tính toán ra chỉ tiêu của toàn ngành ngân hàng.

3.1. Dư nợ / Tổng tài sản

Khối ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng NPLs / Tổng dư nợ (%) 2005 2006 ACB 38,65 38,11 Sacombank 58,28 58,1 Exim bank 56,58 55,68 Techcombank 50,44 50,85 VIB 58,6 55,13 NHTMCP Quân đội 52,34 43,65 NH Đông Á 69,99 66,13 Habubank 60,27 51,2 NH Sài Gòn 83,45 77,1 Sea Bank 22,04 32,87 VP Bank 54,11 49,29 NH Phương Nam 74,47 51,17 NH Phương Đông 71,92 72,36 ABBank 59,71 36,32

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Chỉ tiêu Dư nợ / Tổng tài sản của toàn ngành năm 2005 là 42,91 và năm 2006 là 39,4058

Chỉ tiêu này của toàn ngành đã giảm xuống trong năm 2005 so với năm 2006 bởi vì trong thời gian này, các ngân hàng thương mại đã tập trung vào một kênh huy động vốn khác đó là từ thị trường chứng khoán thay vì dựa vào kênh dẫn vốn truyền thống từ đi vay.

Trong năm 2005, hoạt động của ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, phù hợp với biến động của thị trường góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, toàn ngành cũng đồng thời đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam; tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ngành Ngân hàng phấn đấu đưa tổng phương tiện thanh toán tăng 22% và dư nợ tín dụng tăng dưới 25% so với năm 2005.

3.2. Tình trạng nợ xấu(NPLs)

Khối các ngân hàng thương mại quốc doanh

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Khối các ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng NPLs / Tổng dư nợ (%) 2005 2006 ACB 0,3 0,19 Sacombank 0,56 0,72 Exim bank - - Techcombank 1,82 3,11 VIB - - NHTMCP Quân đội - - NH Đông Á - - Habubank 1,08 - NH Sài Gòn 0,73 - Sea Bank - - VP Bank - - NH Phương Nam - - NH Phương Đông 9,55 - ABBank - 3

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong nước từng bước được cải thiện từ năm 2000 trở lại đây. Năm 2000, tỷ lệ nợ xấu (NPL) trên tổng dư nợ của nhóm các NHTM quốc doanh ở mức cao 12,7%, giảm dần còn 8,5%, 8% và 4,47% trong các năm tiếp theo, và đến năm

Chỉ tiêu nợ xấu năm 2006 đã giảm đi đáng kể chỉ còn 3% (theo VAS). Tuy nhiên nếu đánh giá theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thì tỷ lệ nợ xấu của nhóm các NHTM này vẫn ở mức rất cao 15-20%. Nhóm các NHTM cổ phần, tỷ lệ nợ xấu ở mức khoảng 1% năm 2005 và 0,85% năm 2006. Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều 0,06%.

Hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty lớn, trong khi dư nợ cho khu vực Nhà nước vay chiếm tới hơn 30% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Ngoài ra, các khoản cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và kéo dài tại các NHTM quốc doanh.

Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực tới năng lực tài chính của các ngân hàng, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn tự có của các ngân hàng vẫn còn ở mức hạn chế vì nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ khoanh và

nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều NHTM, nhất là NHTM quốc doanh ở tình trạng âm19.

Với sự ra đời của Công ty mua bán nợ, quản lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC – hoạt động từ năm 2004) để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả các NHTM, cùng với các quy định mới của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD20 phù hợp với thông lệ quốc tế, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tiến hành xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ về khách hàng và hệ thống này là công cụ hữu hiệu giúp cho các TCTD trong việc quản lý rủi ro tín dụng và phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng, khả năng tổn thất trong hoạt động tín dụng và là cơ sở cho việc đưa ra các chính sách về tín dụng, khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay.

3.3. Hệ số an toàn vốn

Khối ngân hàng thương mại quốc doanh

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Khối ngân hàng thương mại cổ phần

19 Theo tạp chí kế toán

Ngân hàng Hệ số an toàn vốn (CAR %) 2005 2006 ACB 13,68 9,97 Sacombank 22,34 19,94 Exim bank 13 19,09 Techcombank 18,75 20 VIB 11,28 13,06 NHTMCP Quân đội 14,81 23,13 NH Đông Á 11,95 19,05 Habubank 11,77 29,35 NH Sài Gòn 17,01 19,37 Sea Bank 21,63 31,37 VP Bank 9,95 16,7 NH Phương Nam 14,43 34,77 NH Phương Đông 14,29 17,87 ABBank 46,31 105,22

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Chỉ tiêu toàn ngành ngân hàng

Phần lớn năng lực tài chính của các NHTM quốc doanh còn hạn chế, nguồn vốn tự có thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vốn (8%). Ngoại trừ MHB, 4 NHTM quốc doanh còn lại hệ số an toàn vốn mới chỉ đạt khoảng 4-5%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân trong khu vực (12-13%). Hạn chế này một phần xuất phát từ tình trạng tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao, chưa được xử lý vẫn còn tồn đọng. Do vậy đạt được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn là một thách thức lớn

đối với các ngân hàng này. Ước tính để đạt hệ số an toàn vốn 8% vào năm 2010, các ngân hàng này cần thêm một lượng vốn tới 65-70 nghìn tỷ đồng21.

Nhìn chung hệ số an toàn vốn của toàn ngành vẫn nằm ở mức đảm bảo đạt trên tiêu chuẩn quốc tế là 8%.

3.4. ROA(Thu nhập trên vốn cổ phần)

Khối ngân hàng thương mại quốc doanh

Khối ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng ROA (%) 2005 2006 ACB 1,51 1,47 Sacombank 1,88 2,4 Exim bank 0,21 1,74 Techcombank 2,25 1,84 VIB 1,05 1,15 NHTMCP Quân đội 1,48 1,94 NH Đông Á 1,35 1,48 Habubank 1,62 2,15 NH Sài Gòn 2,14 2,26 Sea Bank 0,95 1,2 VP Bank 1,09 1,4 NH Phương Nam 1,43 1,87 NH Phương Đông 1,53 1,99 ABBank 1,71 3,06

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

ROA toàn ngành Ngân hàng

ROA của hệ thống các NHTM quốc doanh thấp duy nhất chỉ có VCB là đạt tương đương với mức bình quân trong khu vực (ROA bình quân của các ngân hàng khu vực Châu Á vào khoảng 1,1%22)

Mặc dù chi phí vốn cao hơn so với các NHTM quốc doanh, song nhìn chung khối các ngân hàng cổ phần hoạt động hiệu quả và năng động hơn, điều

này phản ánh qua các chỉ tiêu ROA. ROA bình quân năm 2006 đạt 1,85%, cao hơn so với các NHTM quốc doanh.

Theo Ngân hàng Nhà nước, “năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17-18%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đạt trên mức 30%”.

Trong điều kiện nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, các ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, với vai trò là “hệ tuần hoàn của nền kinh tế”, lợi nhuận ngân hàng cao có thể do độ “ma sát” lớn, làm tăng chi phí huy động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.

So sánh sơ bộ với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy quy mô của các ngân hàng Việt Nam hiện còn nhỏ, tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và GDP là 75%, tức là bằng một nửa so với bình quân của toàn thế giới và thấp hơn so với bình quân của các nước ASEAN năm 2005 (81%). Suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân 1% là chấp nhận được nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của thế giới.

3.5. ROE của toàn ngành

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Kết quả hoạt động của các NHTM cổ phần

Ngân hàng ROE (%) 2005 2006 ACB 30,07 33,9 Sacombank 16,44 19,78 Exim bank 3,07 18,6 Techcombank 27,03 18,55 VIB 15,84 16,38 NHTMCP Quân đội 19,48 21,07 NH Đông Á 16,22 13,61 Habubank 23,22 17,23 NH Sài Gòn 14,75 15,4 Sea Bank 17,66 14,55 VP Bank 21,25 19,49 NH Phương Nam 13,92 12,55 NH Phương Đông 15,22 16,69 ABBank 6,13 8,42

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Tương tự như chỉ tiêu ROA, ROE của các NHTM cổ phần đều tăng lên rõ rệt nếu so sánh kết quả hoạt động của 2 năm 2005 và 2006.

Nhìn chung thì chi tiêu ROE của toàn ngành nói chung và đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh nói riêng đều nằm vào mức cao so với các ngân hàng trong khu vực.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân (ROE) bằng mức bình quân chung và cao hơn Thái Lan hay các nước Đông Âu một chút (so cùng năm). Nguyên nhân là do tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản - một thước đo độ an toàn trong hoạt động - của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn thấp

3.6. Nhận xét chung:

Thị trường ngân hàng Việt Nam hiện tại là thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm do phần lớn thị phần đang do các NHTMNN nắm giữ, với rất nhiều rào cản đang được đặt ra của chính phủ và cũng chính từ đặc điểm của ngành.

Tuy nhiên, trong một số năm tới, số lượng ngân hàng sẽ giảm mạnh, song qui mô và chất lượng tăng thông qua sát nhập, thâu tóm các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có xu thế phát triển hoạt động ngân hàng đa năng.

Mặc dù đã thực hiện cổ phần hóa, song tính chất ngân hàng của nhà nước sẽ vẫn không mất đi ở các NHTMNN. Tuy nhiên, sự thống trị của các NHTMNN sẽ mất đi, nhường vị trí cho các NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài. Ngành

ngân hàng vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao của ngành đang ở giai đoạn thứ hai của chu kỳ tăng trưởng.

Ngành đang ở mức tăng trưởng nhanh và tố độ tăng trưởng 20% sẽ giữ vững trong thời gian tới

Bảng tóm tắt các chỉ tiêu chính của ngân hàng

Chỉ tiêu 2005 2006 Dư nợ / Tổng tài sản 42,9125 39,4058 Tình trạng nợ xấu 2,9322 1,383 Hệ số an toàn vốn 8,2371 8,5951 ROA 1,0344 1,4620 ROE 17,2737 24,4343

Kết Luận

Các chỉ tiêu phân tích ngành ngân hàng đã được áp dụng từ rất lâu ở các nước trên thế giới và được coi như một chuẩn mực trong phân tích, đánh giá tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc vận dụng để phù hợp với điều kiện các ngân hàng ở Việt Nam về các chỉ tiêu tính toán, các mức chuẩn thì vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Phân tích tài chính NHTM luôn là mối quan tâm đối với rất nhiều người từ những người dân đến những người quản lý. Bởi lẽ sự thất bại của các NHTM không những ảnh hưởng đến cá nhân, các tổ chức mà ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan trực tiếp đến tiền tệ nên rất nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro. Cho nên phân tích tài chính NHTM là một trong những nội dung khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như am hiêu sâu sắc về hoạt động của các NHTM, do đó, tác giả chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để không ngừng hoàn thiện nội dung phân tích tài chính nhằm phục vụ cho sự phát triển an toàn và hiệu quả của các ngân hàng thương mại nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.

Nghiên cứu khoa học này muốn cung cấp một sơ sở ý thuyết nền tảng trong việc phân tích các công cụ phân tích ngành, và phân tích thực trạng cũng như các chỉ số ngành ngân hàng như là một bước đầu trong việc hoàn thiện việc cung cấp thông tin một cách minh bạch và đầy đủ cho những người quan tâm.

MỤC LỤC

Mở đầu:

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...1

2. Mục đích nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...4

4.1.Phương pháp so sánh...4

4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ...5

4.3. Phương pháp tính toán chỉ số ngành...6

4.3.1. Chọn mẫu chủ quan...6

4.3.2. Chọn mẫu tạo sự thuận tiện...7

4.3.3. Chọn mẫu định mức...7

5.Cấu trúc đề tài...8

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành 1.1. Khái quát về ngành kinh tế...9

1.1.3. Khái niệm ngành kinh tế ...9

1.1.2. Phân loại ngành kinh tế...10

1.1.2.1. Phân ngành của tổng cục thống kê...10

1.1.2.2. Phân ngành của GICS...11

1.1.2.3. Phân ngành của ICB...13

1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích...19

1.2.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu phân tích...19

1.2.2. Các tỷ số tài chính cơ bản trong phân tích tài chính...20

1.2.2.1. Các tỷ số thanh toán...20

1.2.2.2. Các tỷ số hoạt động...21

1.2.2.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính...23

1.2.2.4. Các tỷ số sinh lợi...25

1.2.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính trong ngân hàng...26

1.2.3.1. Nội dung phân tích...26

1.2.3.2. Phân tích về vốn...28

1.2.3.3. Phân tích chất lượng tài sản...30

1.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời...32

1.2.3.5. Phân tích khả năng thanh toán...34

Chương II : Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại...36

Một phần của tài liệu x_y_d_ng_h_th_ng_ch_ti_u_ph_n_t_ch_ng_nh_ng_n_h_ng_vi_t_nam (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w