CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY
3.1 Tổng quan bài toán quản lý tiền vay 1 Phân tích yêu cầu
3.1.1 Phân tích yêu cầu
Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu và quyết định sự sống còn của mỗi tổ chức. Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thúc tín dụng mới đã xuất hiện trong quá trình bùng nổ của các nghiệp vụ tín dụng. Khi hình thành các loại dịch vụ tín dụng mới, ngân hàng không những thích nghi với những nhu cầu của quá trình tái sản xuất, mà trước hết muốn bằng con đường đa dạng hóa việc cung ứng tín dụng mà thu hút nhiều khách hàng nhất và do đó tăng lợi nhuận của mình. Khi cấp tín dụng ngân hàng quan tâm tới việc bảo toàn vốn của mình và thu được các khoản thu nhập tối đa. Khách hàng thì muốn nhận được tín dụng với những điều kiện ưu đãi nhất. Điều đó được thể hiện trong các yêu cầu cụ thể của người vay.
Hiện nay hoạt động ngân hàng đã được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm góp phần rất lớn trong việc điều tiết tài chính của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, ngân hàng sẽ càng phát sinh ra nhiều sản phẩm của mình, ứng với mỗi loại hình sẽ có một phân hệ quản lý riêng, ví dụ hoạt động huy động vốn sẽ được quản lý bởi phân hệ tiền gửi, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thuộc các sản phẩm dịch vụ và được quản lý bằng phân hệ tài trợ thương mại, hoạt động tín dụng được quản lý bằng phân hệ tín dụng.
Để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Techcombank cần phải xây dựng được một chương trình thực hiện được các công việc chính như sau:
• Sau khi có hợp đồng cho vay ký với khách hàng, chương trình cho phép cập nhập, lưu trữ sửa đổi các thông tin hợp đồng vay.
• Tạo tài khoản khách hàng.
Theo quy định của Techcombank tài khoản khách hàng được tạo theo nguyên tắc: Số tài khoản có độ dài 14 chữ số, 3 số đầu tiên là mã chi nhánh, 8 số tiếp theo là ID khách hàng, 3 số còn lại là mã tiền tệ.
Ví dụ:
TK1 118 20032259 011
118 là mã chi nhánh Lào Cai, 20032259 là ID khách hàng, 011 là Mã tiền VND ( Việt Nam đồng ).
• Quản lý quá trình cho vay cụ thể là quản lý việc thu nợ, thu lãi, tính dư nợ tại thời điểm bất kì.
• Xác định các khoản nợ trong hạn, quá hạn.
• Lập báo cáo: báo cáo tín dụng theo tháng, theo năm, báo cáo chi tiết theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế.
• Phân quyền người sử dụng để đảm bảo an toàn bí mật của hệ thống.