Các biện pháp liên quan tới đảm bảo tín dụng trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam potx (Trang 38 - 42)

Đảm bảo tín dụng trung và dài hạn có tầm quan trọng đặc biệt, nó hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Vì vây, để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh, hạn chế rủi ro, việc đảm bảo tín dụng cần được làm tốt hơn qua một số các biện pháp sau:

3.2.4.1. Về việc đảm bảo tín dụng qua thế chấp tài sản

Hiện nay đa số các khoản vay trung và dài hạn ở Chi nhánh đều được đảm bảo qua thế chấp tài sản. Đối với tài sản thế chấp cần xem xét theo các mặt sau:

a. Giấy tờ sở hữu tài sản:

Hiện nay phần lớn các tài sản thế chấp là nhà ở nhưng hầu hết các giấy tờ đều thiếu hợp pháp. Vì vậy Chi nhánh trước khi cho vay cần thẩm tra một cách thận trọng các giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp, chỉ cho vay sau khi đã khẳng định được tài sản thế chấp có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, tài sản thế chấp của các doanh nghiệp nhà nước (chiếm phần lớn trong số khách hàng vay trung dài hạn của NHĐT&PT ) phải có giấy xác nhận hợp lệ của chính phủ và cơ quan có thẩm quyền cho phép dùng tài sản đó để thế chấp.

b. Khả năng phát mại của tài sản:

Tài sản thế chấp phải có khả năng bán được một cách hợp pháp. Tài sản thế chấp vẫn do người vay bảo quản và sử dụng. Vì vậy Chi nhánh nên có các quy định để đảm bảo an toàn vốn cho Chi nhánh trong trường hợp sử dụng tài sản thế chấp là bất động sản nói chung và nhà nói riêng. Chẳng hạn như yêu cầu sửa chữa

và nâng cấp để đảm bảo giá trị tài sản, tài sản thế chấp phải có bảo hiểm. Đồng thời ngân hàng phải tiến hành kiểm tra tài sản thế chấp thường xuyên.

c. Thủ tục thế chấp tài sản:

Thủ tục thế chấp tài sản phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lí để đảm bảo an toàn vốn cho Chi nhánh, đồng thời cũng phải tạo điều kiện để khách hàng có thể nhanh chóng vay được vốn. Để đảm bảo được điều này Chi nhánh có thể sử dụng những mẫu hợp đồng đảm bảo tiền vay riêng cho hình thức vay thế chấp tài sản. Mặt khác ngân hàng cần phối hợp với cơ quan công chứng để giải quyết nhanh chóng thủ tục ký kết hợp đồng thế chấp tài sản.

d. Xác định giá trị tài sản thế chấp:

Đây là vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết với việc ấn định mức cho vay của Chi nhánh đối với khách hàng. Thực chất của việc xem xét giá trị là để bảo toàn tiền vay khi phát mại tài sản. Trong việc xác định giá cần tính tới sự giảm giá tự nhiên của tài sản (do khấu hao) và biến động giá trên thị trường. Do vậy việc xác định giá cần được xem xét ở thời điểm hiện tại, diễn biến trong tương lai, đặc biệt vào thời điểm bảo toàn vốn, từ đó tính giá trị của tài sản làm đảm bảo tiền vay.

Ngoài ra Chi nhánh cũng cần xem xét khả năng phát mại của tài sản mà đưa ra các tỷ lệ tính giá trị đảm bảo tín dụng hợp lí.

3.2.4.2. Chi nhánh không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn cho khoản tiền vay phát ra.

Mục đích cho vay không phải chỉ là thu nợ mà còn là giúp khách hàng có vốn để duy trì hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân ngân hàng. Một khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mại thì mọi chuyện đã rồi: sản xuất kinh doanh thua lỗ rồi, vốn cũng đã mất rồi và quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng coi như chấm dứt.

- Không phải tài sản thế chấp nào cũng có thể dễ dàng bán ra để ngân hàng thu nợ một cách kịp thời và thực tế đã chứng minh rằng thu nợ bằng tài sản xiết nợ đang là gánh nặng khó xử lý đối với nhiều ngân hàng thương mại.

- Tài sản thế chấp thường là bất động sản, nó còn liên quan tới các chi phí bảo dưỡng, thu hồi, hoặc các chi phí pháp lý khác.

- Việc tranh giành quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp cũng là một vấn đề khó khăn khi thanh lý, phát mại tài sản.

Từ phân tích trên cho thấy thu nợ bằng tài sản thế chấp không thể là giải pháp duy nhất đảm bảo an toàn vốn, vì khả năng thu nợ bằng tiền thực sự từ phát mại tài sản thế chấp cũng là một công việc nhiều khó khăn. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, Chi nhánh nên thực hiện theo hướng sau:

- Mặc dù có tài sản thế chấp nhưng mọi nguyên tắc, thủ tục quy trình cho vay, giám sát và thu nợ phải được thực hiện một cách nghiêm túc như trường hợp không có tài sản thế chấp.

- Không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp mới cho vay, mà Chi nhánh nên xem xét tới uy tín của khách hàng. Tất nhiên “uy tín” ở đây bao hàm rất nhiều vấn đề, đó là bề dày kinh nghiệm trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, là khả năng quản lý, là năng lực trả nợ... và đặc biệt là hiệu quả kinh tế của dự án đang có nhu cầu vay vốn.

Tất cả những điều đó sẽ cho Chi nhánh một chân dung hoàn chỉnh của khách hàng giúp Chi nhánh có được một cách xử lý đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. Thực tế thường hay xảy ra (không phải tuyệt đối) một nghịch lí: doanh nghiệp đã mạnh thì những tài sản thế chấp lại rất tốt và thực ra những doanh nghiệp đó lại không cần thiết phải có tài sản thế chấp; trong khi đó những doanh nghiệp yếu cần tài sản thế chấp thì thậm chí tài sản của doanh nghiệp cũng chẳng có gì để mà thế chấp. Và trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng đã cố tình lừa gạt thì tài sản thế chấp cũng chỉ là đồ giả. Vì vậy, vấn đề chính trong giải quyết cho vay không phải ở chỗ có tài sản thế chấp hay không mà doanh nghiệp đi vay là ai và hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào.

3.2.4.3. Việc định lượng rủi ro phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quy trình tín dụng.

ở các ngân hàng thương mại nói chung, quy trình tín dụng thường được chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn hai: giám sát quá trình sử dụng vốn vay. - Giai đoạn ba: thu nợ.

Trong ba giai đoạn trên, công việc ở giai đoạn một và ba được cụ thể hoá nhưng ở giai đoạn hai nội dung công việc không được rõ ràng (công việc là giám sát nhưng giám sát như thế nào, có giám sát hay không?). Chính sự không rõ ràng này nên hầu như giai đoạn này bị bỏ qua. Đây là một sơ hở trong quản lý tín dụng của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng không tốt đến khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn ba. Như ta đã biết hầu hết người vay kinh doanh thua lỗ đều có dấu hiệu báo trước. Ngân hàng không thu được nợ là do không có sự theo dõi giám sát nên không nhận biết sớm được thông tin. Nếu có sự giám sát chặt chẽ thì sẽ không xảy ra chuyện như khách hàng bán toàn bộ kho hàng thế chấp mà ngân hàng không biết. ở giai đoạn hai, ngân hàng cần chú ý kiểm soát tại chỗ (tại doanh nghiệp: kho tàng, sổ sách...), có như vậy mới biết được đồng vốn của mình hoạt động ra sao, tránh tình trạng lơi lỏng thiếu thông tin để doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, dễ gây đến tình trạng mất vốn.

Đối với Chi nhánh, tuy tình trạng rủi ro như trên chưa xảy ra nhưng trong tình hình chung hiện nay việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn không ổn định vững vàng, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng phát triển và tinh vi hơn thì việc định lượng rủi ro thường xuyên phải được coi là một công việc quan trọng trong quy trình cho vay. Cụ thể, Chi nhánh nên chia kỳ hạn cho vay thành những giai đoạn nhỏ, rõ ràng và ở mỗi giai đoạn đó, cán bộ tín dụng phải định lượng lại mức độ rủi ro của khoản vay dựa trên những thông tin nắm được, từ đó đưa ra biện pháp xử lí nhằm nâng cao khả năng thu nợ.

3.2.4.4. Đối với cán bộ tín dụng, Chi nhánh nên giao trách nhiệm một cách rõ ràng nhưng cũng phải quan tâm hơn đến quyền lợi của họ

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động rất phức tạp, mỗi khi đưa ra quyết định tín dụng phải có sự cân nhắc kỹ càng, không thể hời hợt. Mặt khác hoạt động tín dụng trung và dài hạn là một trong các nguồn thu nhập hoặc thua lỗ cơ bản của ngân hàng. Vì vậy trách nhiệm của cán bộ tín dụng rất nặng nề, Chi nhánh cần đảm bảo sự tương xứng giữa trách nhiệm và quyền lợi thì họ mới yên tâm tích cực làm việc, đảm bảo hiệu quả công việc của mình.

Trên đây là một vài giải pháp mà Chi nhánh có thể thực hiện để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của mình, đạt được những mục tiêu và phương hướng đề ra.

3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và ngân hàng đầu tư và phát triển việt na m

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam potx (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)