Cơ cấu tài sản lưu đông tại nhà máy:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 36 - 38)

- Giai đoạn 5: Đóng gó

2.2.2.2. Cơ cấu tài sản lưu đông tại nhà máy:

Tại nhà máy, cơ cấu tài sản lưu động được xây dựng dựa vào tính chất, đặc điểm của các loại tài sản lưu động của nhà máy. Trong năm 2002, 2003 cơ cấu tài sản lưu đông có sự biến đổi như sau:

Cơ cấu TSLĐ của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm

2003 Chênh lệch 2003/2002 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % TT% 1. Vốn bằng tiền 547 5.42 1.212 8.45 665 121.57 3.93 2. Khoản phải thu 2.5 20.67 30.09 21.55 590 23.6 0.88 3. Hàng tồn kho 8.784 72.63 9.609 67 8.25 9.39 -5.63 4. TSLĐ khác 263 2.18 430 3 167 63.5 0.82 Tổng TSLD 12.094 100 14.341 100 2.247 18.58

Qua số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động năm 2003 tăng 2.247 triệu đồng so với năm 2002 với mức tăng 18.58%. Nguyên nhân là do sự gia

tăng của tất cả các loái vốn lưu động trong nhà máy. Sự gia tăng này biểu hiện ở mhững bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động. Để đánh giá đúng về sự thay đổi này ta xem xét về sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.

Trong năm 2002 thì lượng vốn lưu đông bằng tiền là 547 triệu đồng chiếm 4,52% tổng số vốn lưu động trong nhà máy, năm 2003 con số này đã tăng lên đến 1.212 tr.Đ chiếm 8,45% tổng số vốn lưu động. Số vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Qua một năm hoạt động thì con số này tăng 665 tr.Đ với tỷ lệ tăng 121,57%, tỷ trọng tăng 3,93%. Điều này cho thấy rằng tăng lượng vốn băng tiền là một dấu hiệu tốt về sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy nhà máy cần phát hhuy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo.

Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà nhà máy bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ nhà máy càng bị chiếm dụng. Trong năm 2002 khoản phải thu số tiền là 2.500 tr.Đ chiếm 20,67% trong tổng số vố lưu động tại nhà máy. Đến năm 2003 khoản phải thu số tiền đã tăng lên 3.090 tr.Đ chiếm 21,55% tổng số vố lưu động. Số tiền khoản phải thu qua một năm tăng lên 590 tr.Đ, tỷ lệ tăng là 23,6%, tỷ trong tăng 0,88%. Các khoản phải thu này tăng là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Qua sự phân tích trên ta thấy vốn của công ty bị chiếm dụng không phải là ít. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu

Đối với lượng hàng hoá tồn kho, ở nhà máy thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm. Năm 2002 có 8.784 tr.Đ chiếm tỷ trọng 72,63%, sang đến năm 2003 thì trị giá hàng tồn kho tăng lên 9.609 tr.Đ chiếm 67%. Trị giá hàng tồn kho năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 825tr.Đ với tỷ lệ tăng 9,39%, nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2003 lại giảm5,63% so với năm 2002. Điều này đã thể hiện xu hướng biến đổi tốt về cơ câu vốn lao động của nhà máy. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng nhưng lại giảm về tỷ trọng, chứng tỏ nhà máy đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Tuy nhiên hàng tồn kho tăng ở mức cao. Nguyên nhân la do lượng thành phẩm của công ty nhập quá nhiều nguyên vật liệu.

Một số tài sản lưu đông khác, đây là loại vốn lưu động không thuộc các loại vốn trên có trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp nên nó chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong năm 2002 là 263 tr.Đ, chiếm tỷ trọng 2,18%, năm 2003 là 430 tr.Đ chiếm khoản 3%. Như vậy năm 2003 tăng hơn 2002 là 167tr.Đ với tỷ lệ tăng 63,5%, tỷ trọng tăng 0,82%. Ta thấy tỷ lệ tăng của loại vốn này khá lớn chỉ sau vốn bằng tiền.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w