Trong năm 2002, công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ với việc giảm nhanh các khoản phải thu. Tuy nhiên, khoản phải thu vẫn là một khoản mục chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của công ty. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc kinh doanh của công ty đang có bớc chuyển biến tích cực, doanh thu tăng đồng nghĩa với khoản phải thu cũng tăng thì việc quản lý tốt khoản phải thu có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Do đó , công ty cần lu ý một số vấn đề sau:
+ Công ty nên thực thi chính sách tín dụng nới lỏng song phải ở trong một giới hạn an toàn, nó phải có sự hợp lý với khả năng tài chính của công ty, cũng nh có thể gia hạn nợ căn cứ vào giá trị thực tế của lô hàng và tình hình thực tế của khách hàng sao cho vừa mềm mỏng vừa có khả năng thu hồi nợ nhanh nhất.
+ Trớc khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng. Cụ thể phải xem xét: khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín của khách hàng trên thơng trờng, tình hình hoạt động kinh doanh và cả những yếu tố tiềm năng có thể. Nếu cha có điều kiện đi sâu thẩm định thì bắt buộc bên đối tác phải sử dụng đến các biện pháp nh đặt cọc, trả trớc một phần giá trị hợp đồng....
+ Trong hợp đồng công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phơng thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính hiện hành. Nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định đối tác sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.
+ Bản thân công ty cũng phải áp dụng các biện pháp để theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu nh: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thờng xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ( khách quan, chủ quan ) để có biện pháp xử lý thích hợp.