Phương pháp dãy số thời gian

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty MASIMEX (Trang 29)

II: Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân

2:Phương pháp dãy số thời gian

2.1. Khái niệm:

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thự từ thời gian.

2.2. Phân loại

+ Dãy số số tuyệt đối

Biểu hiện bằng số tuyệt đối. Đây là loại dãy số thường hay gặp nhất, ví dụ như: giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc

- Dãy số thời kỳ: Biểu hiện quy mô,khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian nhất định ( năm, tháng, quý). Khoảng thời gian trong dãy số càng dài thì chỉ số của chỉ tiêu càng lớn do vậy mà có thể cộng các trị số này với nhau nhằm phản ảnh mặt lượng của hiện tượng trong thời kỳ dài hơn.. Trong dãy số thời kỳ, các mức độ chính là những số tuyệt đối thời kỳ.

- Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Mức độ của thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận của mức độ của thời điểm trước đó. Vì vậy, việc cộng

các trị số của chỉ tiêu không phản ảnh quy mô của hiện tượng. Trong dãy số thời điểm, các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm.

+Dãy số tương đối

Là dãy số được xây dựng bởi những số tương đối, đó là kết quả của việc so sánh hai số tuyệt đối với nhau.

+ Dãy số bình quân

Là dãy số gồm các mực độ trung bình , nó mang tính chất đại diện cho nhiều mức độ cùng loại với nhau.

2.3 Tác dụng

Dãy số thời gian giúp cho thống kê nghiên cứu, đặc điểm biến động của hiện tượng cũng như tính quy luật phát triển của hiện tượng qua thời gian. Từ đó dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Việc phân tích dãy số thời gian về nhập khẩu cho phép nhận thức đặc điểm, biến động của hoạt động nhập khẩu qua thời gian

2.4. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Từ đặc điểm hoạt động nhập khẩu và dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu về kết quả hoạt động nhập khẩu thường là theo thời kỳ do vậy ta chỉ đề cập đến các chỉ tiêu phân tích được vận dụng đối với dãy số thời kỳ.

Mức độ trung bình qua thời gian: Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng, biểu hiện quy mô kim ngạch nhập khẩu trong toàn bộ thời gian nghiên cứu, hoặc từng giai đoạn nghiên cứu

= y n y n y y y y n i i n ∑ = = + + + 2 3 1 1 ...

Trong đó : yi( i =1 ,2 ,3…) là các mức độ của dãy số thời kỳ. n: số các mức độ của dãy số

Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ảnh sự thay đổi về quy mô của kim ngạch nhập khẩu giữa hai thời gian nghiên cứu. Nó được xác định bằng hiệu số giữa hai mức độ trong dãy số

Dựa theo mức độ nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu số lượng tăng (giảm) sau đây:

- Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn (từng kỳ) phản ảnh thay đổi về quy mô nhập khẩu giữa hai thời gian liền nhau.

1 − − = i i i y y δ (i=2,n)

- Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc : Phản ảnh sự thay đổi về quy mô nhập khẩu trong thời gian dài.

1

y yi

i = −

Hai chỉ tiêu trên có mối liên quan hệ với nhau như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 3

2 +δ +...δn =∆n =yny

δ

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình : là số trung bình cộng của các lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. Nó phản ảnh mức độ tăng trung bình của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ dài.

a = t - 1 (nếu t biểu hiện bằng lần) Hoặc:

a = t (%) - 100 (nếu t biểu hiện bằng % )

Tốc độ phát triển

Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ảnh xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian . Chỉ tiêu

này được xác định bằng tỷ số giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời kỳ hoặc hai thời điểm.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:

- Tốc độ phát triển liên hoàn : phản ảnh sự biến động của hoạt động nhập khẩu giữa hai thời gian liền nhau.

1 − = i i i y y T (i= 2,3…n)

- Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hoạt động nhập khẩu trong những khoảng thời gian dài.

1

y y

T i

i = ( i= 2,3, n)

Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên quan hệ sau :

Đó là: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. n n T t t t2. 3... = Hay ∏ti =Ti (i= 2,3,….n )

Thương của hai tốc độ phát triển định gốc, liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.

i i i t T T = −1 ( i = 2,n)

Tốc độ phát triển trung bình : Là số trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ tiêu này chính là biểu hiện tốc độ phát triển trung bình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.

1 1 1 3 2 ... − = − = ∏ = n n i i n n t t t t t

= 1 1 1 − − =n n n n y y T

Chú ý: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.

Tốc độ tăng (giảm)

Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ tăng (giảm ) sau đây:

- Tốc độ tăng (giảm ) liên hoàn

1 − = i i i y a δ ( i=2,n ) Hay 1 1 − − − = i i i i y y y a - Tốc độ tăng (giảm ) định gốc: 1 y A i i ∆ = ( i=2,n)

- Tốc độ tăng (giảm ) trung bình: = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a t−1

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)

Chỉ tiêu này phản ảnh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.

gi = (%) i i a δ ( i=2,n) Hay: 100 100 1 1 1 1 − − − − = × − − = i i i i i i i y y y y y y g

Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng ( hoặc giảm )liên hoàn đối với tốc độ tăng (hoặc giảm ) định gốc thì không tính vì luôn là một số không

đổi và bằng 100 1 y 3: Phương pháp chỉ số 3.1 Khái niệm

Chỉ số là một loại chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế.

Thực tế, đối tượng nghiên cứu của chỉ số là những hiện tượng phức tạp bao gồm như sau:

- Các đơn vị, phân tử có tính chất vàđặc điểm khác nhau ví dụ như khối lượng hạng hoá tiêu thụ…

- Nhiều nhân tố khác.

3.2. Phân loại

+ Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh

- Chỉ số phát triển: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau

- Chỉ số kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau

+ Căn cứ vào phạm vi tính toán

- Chỉ số đơn: Phản ảnh biến động của từng phân tử, đơn vị cá biệt trong tổng thể phức tạp

- Chỉ số tổng hợp: Phản ảnh biến động của tất cả các phần tử , các đơn vị của tổng thể nghiên cứu

+ Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ số chỉ tiêu số lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu

- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, năng suất lao động.

Đặc điểm : có hai đặc điểm

Một là,chuyển các đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt có đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng giống nhau để chúng ta có thể cộng chung lại với nhau

Hai là , để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải giả định rằng các nhân tố khác không biến động.

Ví dụ :Khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố khối lượng thì phải cố định nhân tố giá thành.

Tác dụng: chỉ được sử dụng nhằm các mục đích sau: Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian Nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian

Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch

Dùng để phân tích sự biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.

Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc bằng phương pháp chỉ số cho phép ta nghiên cứu biến động của các kết quả kinh doanh qua thời gian, không gian và quan trọng nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào của quá trình sản kinh doanh nhập khẩu đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ảnh kết quản kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chuyên đề tốt nghiệp của em, em đã phân tích sự

biến động của chỉ tiêu tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là mức lợi nhuận bình quân một người và số lao động hiện có bình quân và phân tich sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng cuả hai nhân tố đó là hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tổng vốn lưu động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III:

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005-2008

I: Tổng quan về công ty MASIMEX

1: Giới thiệu chung về công ty

Công ty cổ phần Vật tự và xuất nhập( MASIMEX ) được thành lập vào tháng 4-1988, khi mới thành lập công ty lấy tên là công ty vật tư rau quả. Đến năm 1993 công ty được Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo quyết định thành lập số 118NN/TCCNQĐ ngày 23/3/1993 và đổi tên thành công ty vật tư và xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam.

Công ty tham gia giao dịch đối ngoại với tên quốc tế: Materials supply import-export company và được viết tắt là MASIMEX. Công ty có trụ sở giao dịch tại 46 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội.

Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105705 vào ngày 14/3/1993 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp.

2: Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty

2.1. Quá trình hình thành phát triển

Cùng với xu hướng phát triển của thị trường và nền kinh tế của đất nước. Từ lúc thành lập tháng 4-1988 cho đến nay.

Quá trình phát triển của MASIMEX được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn mới thành lập và giai đoạn phát triển.

- Giai đoạn 1:Công ty bước vào hoạt động kinh doanh với số vốn không lớn là 1.035.000.000 VNĐ, trong đó vốn cố định là 331.000.000VNĐ và vốn lưu động là 725.000.000VNĐ.

Đây là giai đoạn Công ty mới thành lập và bắt đầu vào hoạt động kinh doanh của mình với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam. Đội ngũ cán bộ của công ty lúc này phần lớn là những người thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao, đặc biệt là khả năng nắm bắt và và khai thác thị trường là chưa có. Do vậy mà trong thời gian đầu Công ty kinh doanh mang tính bao cấp, với nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn vượt khó khăn và phát triển đi lên(1992 đến nay)

Cùng với xu hướng phát triển của thị trường nói chung và nên kinh tế nói riêng. Công ty cũng nhận được những yếu kém cũng như những khó khăn mà công ty đã và đang sẽ gặp phải. Công ty đã tìm được hướng phát triển phù hợp và đúng đắn cho mình, đó chính là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu. Đồng thời tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đạo tạo, tiếp nhận những cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp với công việc.

Trong giai đoạn 1992-1996, Công ty đã xây dựng một số nhiệm vụ chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty:

- Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước.

- Nâng cao và cải thiện mức sống cho cán bộ, công nhân viên.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ 1996-2008: Trong giai đoạn này Công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, trong đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, liên

doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, ban và người lao động do đó có hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty MASIMEX.2.2.1. Chức năng của công ty MASIMEX. 2.2.1. Chức năng của công ty MASIMEX.

Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc … cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Mắt khác , công ty MASIMEX còn nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công ty đẩy mạnh và mở rộng hoạt động liên kết kinh tế hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà Nước góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế –xã hội.

2.2.2. Nhiệm vụ của công ty MASIMEX.

Công ty MASIMEX thực hiện nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu. Song bên cạnh đó Công ty còn đặt ra cho mình hàng loạt các nhiệm vụ để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh.

- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoach kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất , gia tăng về mặt khối lượng cũng như chất lượng hàng xuất khẩu mở rộng quy mô thị trường trong nước cũng như quốc tế.

- Tạo nguồn phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.

- Thường xuyên tổ chức đạo tạo cán bộ nhân viên của công ty. - Tham gia hoàn thành tốt công tác xã hội.

3: Đặc điểm kinh doanh của công ty

Các công ty kinh doanh thường kinh doanh với nhiều mặt hàng với các chủng loại, nhãn hiệu khác nhau để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình .

Công ty ty MASIMEX cũng vậy. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn được nguồn nhập khẩu, khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa cũng như sự ảnh hưởng của cả yếu tố vĩ mô lẫn yếu tố vi mô, Công ty đưa ra quyết định kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này giúp cho công ty vừa đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của nhiều tập khách hàng khác nhau.

Với thị trường nội địa, các sản phẩm công ty lựa chọn kinh doanh có cơ cấu như sau:

- Hàng vật tư cung ứng cho sản xuất gồm : sắt, thép, inoc, bột nhựa PVC… chiếm 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty.

- Hàng tiêu dùng bao gồm: tủ lạnh , máy điều hoà , vợt cầu lông, một số

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty MASIMEX (Trang 29)