TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH.

Một phần của tài liệu 241408 (Trang 95 - 98)

CẢI TẠO THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN

2.2. TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH.

Ngắn mạch là hiện tượng sự cố chập mạch giữa các pha với nhau và giữa các pha với đất. Khi ngắn mạch tổng trở của toàn hệ thống sẽ giảm, mức độ giảm phụ thuộc vào vị trí ngắn mạch gần hay xa nguồn. Như vậy khi ngắn mạch dòng điện sẽ tăng lên đột ngột, điện áp giảm xuống đặc biệt là chỗ xảy ra sự cố làm phát nóng cục bộ TBĐ, nhiệt độ lên cao gây cháy nổ sinh ra một lực cơ khí giữa các phần TBĐ làm biến dạng hoặc gãy vỡ các bộ phận sứ đỡ, thanh dẫn, gây sụt áp lưới điện làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của động cơ, thiết bị máy móc gây mất ổn định trong hệ thống điện do mất cân bằng công suất, tạo ra các thành phần dòng không đối xứng, gây nhiễu các đường dây thông tin ở gần, cắt bỏ một vài bộ phận của mạng điện làm gián đoạn cung cấp điện gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân.

Lộ 673 Lâm Tiên kWh

Vì vậy, việc xác định dòng ngắn mạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn các thông số kỹ thuật của TBĐ. Quá trình tính toán ngắn mạch là một bài toán phức tạp, do vậy trong khuôn khổ đề tài để đơn giản chúng tôi đưa ra một số giả thiết sau:

+ Các phụ tải có thể bỏ qua hoặc thay thế bằng một điện trở không đổi trong quá trình ngắn mạch.

+ Khi ngắn mạch coi các pha có điện trở như nhau trừ trường hợp ngắn mạch pha với đất.

+ Góc lệch pha giữa các rô to của máy phát trong quá trình ngắn mạch không thay đổi.

+ Tất cả các nguồn điện trong hệ thống đều làm việc với phụ tải định mức. + Trong mạng điện tới 1000 V phần lớn các máy biến áp có công suất nhỏ so với công suất hệ thống SHT, vì vậy trong tính toán coi nguồn có công suất vô cùng lớn, SHT = ∞. Do đó thành phần chu kỳ của dòng ngắn mạch không đổi trong suốt quá trình ngắn mạch I” = ∞.

+ Do điện trở tương đối lớn nên thành phần dòng điện không chu kỳ tắt rất nhanh, ở đây chúng tôi bỏ qua thành phần này trong quá trình tính toán.

Một phần của tài liệu 241408 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w