Lựa chọn phương án nối dây cho mạng cao áp của nhà máy

Một phần của tài liệu Nhà máy chế tạo máy kéo được xây dựng trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 39)

II. PHƯƠNG ÁN 2: Đặt 5 TBA phân xưởng

5.Lựa chọn phương án nối dây cho mạng cao áp của nhà máy

Nhà máy thuộc hộ tiêu thụ loại I nên đường dây từ trạm trung gian Giám về trung tâm cung cấp của nhà máy sẽ dùng dây trên không lộ kép

Do tính chất quan trọng của các phân xưởng nên ở mạng cao áp trong nhà máy ta dùng sơ đồ hình tia, lộ kép. Ưu điểm của loại sơ đồ này là đường nối dây rõ ràng, các trạm biến áp phân xưởng được cung cấp điện từ các đường dây riêng nên ít ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cao, dễ dàng thực hiện các

biện pháp bảo vệ, tự động hoá và dễ vận hành. Để đảm bảo tính mỹ quan và an toàn cho toàn nhà máy các đường dây cao áp đều được đặt trong hào cáp xây dọc theo các tuyến giao thông nội bộ. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra 4 phương án đi dây cho mạng cao áp được trình bày trên hình 2-1

Hình 2.1 - Các phương án thiết kế mạng cao áp của nhà máy

ξ2.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ

Để so sánh và lựa chọn phương án hợp lý ta sử dụng hàm chi phí tính toán Z

Z = (avh +atc)K + 3I2

maxRτC -> min.

Trong đó : avh - hệ số vận hành , ta lấy avh= 0.1 atc - hệ số tiêu chuẩn, ta lấy atc = 0.2

K - vốn đầu tư cho trạm biến áp và đường dây Imax - dòng điện lớn nhất chạy qua thiết bị . R - điện trở của thiết bị

τ - thời gian tổn thất công suất lớn nhất . C - giá tiền 1kWh, ta lấy C = 1000 đ/kWh

2.2.1 Phương án 1

Phương án này dùng trạm biến áp trung gian lấy điện từ hệ thống về, hạ xuống 6kV sau đó cấp cho các trạm biến áp phân xưởng. Các trạm biến áp phân xưởng hạ áp từ 6kV xuống 0.4kVđể cấp cho các phân xưởng

Một phần của tài liệu Nhà máy chế tạo máy kéo được xây dựng trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 39)