Các giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì (Trang 55 - 59)

Thứ nhât: Nhiều doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa biết trang bị những kiến thức thông tin về thị trường và luật pháp, thông lệ quốc tế cũng như những cam kết của ta với các nước và của các nước với nước ta như ưu đãi thuế quan, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm quota, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng... Công tác dự báo thị trường, xử lý thông tin chậm nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Trước hết mỗi doanh nghiệp phải ý thức cho đúng TBT là gì, tầm quan trọng của nó đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Để đối phó với hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm rất phức tạp, cách tốt nhất là tự mỗi doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu về chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cản nào sẽ gặp phải… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng cho các sản phẩm, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của VN và quốc tế. Muốn cạnh tranh, thì các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải nghiên cứu các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản Hoa kỳ đang dùng để sản xuất theo công nghệ của họ. Biện pháp này giúp các doanh nghiệp chế biến thủy sản

xuất khẩu giảm thiểu sự khác biệt giữa hàng thủy sản Việt Nam và hàng thủy sản của các doanh nghiệp Hoa Kỳ sản xuất.

Thứ hai: Để có thể tận dụng mọi cơ hội mang lại khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam đang và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung phát triển những ngành hàng, những nhóm hàng có khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp với đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Muốn vậy các doanh nghiệp cần:

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp, mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, không chỉ là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, mà phải phát triển cả các loại hình doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài.

- Cần có sự liên kết giữa các thành phần kinh tế: Các doanh nghiệp chế biến cần có sự liên kết chặt chẽ với các hộ gia đình, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản nhằm mục đích bám sát số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp chế biến hiểu rõ các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu cần hướng dẫn bà con nuôi trồng phù hợp, nhằm đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường, nuôi trồng và chế biến theo nhu cầu của thị trường, tránh trường hợp sản phẩm nuôi trồng của bà con nông dân không đáp ứng được nhu cầu dẫn tới ế, thừa gây thiệt hại cho bà con, gây tâm lý chán nản hoang mang và không đủ khả năng nuôi trồng cho mùa vụ sau; tưd đó các doanh nghiệp chế biến lại gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào sản xuất. Như vậy cả hai bên cần phải hợp tác hỗ trợ nhau nhằm thu được lợi nhuân cao và ổn định.

- Cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của doanh nghiệp; tăng khả năng nhanh nhạy phù hợp với điều kiện thị traòang luôn biến động.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường.

- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và môi trường; Phát triển và mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài; Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp... Tất cả đều hướng tới lợi ích cuối cùng là thoả mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế, của thị trường, vượt rào cản thành công và trở thành ngành hàng có sức mạnh cạnh tranh.

Thứ ba: Vì các sản phẩm thuỷ sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm tra ở cửa khẩu của Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần biết các quy định và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác, v.v.. Các nhà chế biến của Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng chống rủi ro thông qua việc đánh giá sự phù hợp với HACCP trong sản xuất và chế biến. Điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn trong khâu chế biến để có thể qua bất kỳ một điểm kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu Hoa Kỳ. Đề cập đến vấn đề nhãn mác, tất cả các thành viên của VASEP cần chú ý đầy đủ tới các quy định của Việt Nam hiện nay: chẳng hạn như Thông tư số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QD-TTg quy định về dán nhãn mác đối với các sản phẩm thuỷ sản để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đều phải có nhãn mác phù hợp. Nhằm giúp các công ty thuỷ sản của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình và có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Hoa Kỳ, họ cần cân nhắc các cách để đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang Hoa Kỳ.

- Tiến hành các chương trình phòng ngừa nguy cơ lây nhiếm các hoá chất độc hại đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

- Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoác chất và các vi sinh gây hại cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu.

- Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế biến thuỷ hải sản.

- Tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP.

- Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các công ty chế biến và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ vốn khó tính và họ coi trọng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu nổi tiêng. Cho nên muốn hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng thủy sản, coi trọng đăng kí thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng kí xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường.

Thứ năm: Các doanh nghiệp nên tham dự hội chợ trong nước và ngoài nước, các hội trợ, triển lãm chuyên đề, tổng hợp và ngoại giao, tuỳ yêu cầu và quy mô của từng cuộc mà đề xuất hỗ trợ về tài chính, chuyên môn và nhất là tranh thủ nguồn xúc tiến thương mại từ Bộ thương mại cho công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài.

Phối hợp với các tổ chức hội nghề nghiệp, các hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất... Tổ chức các đợt xúc tiến mở kênh phân phối trong nước bằng hình thức hợp tác các doanh nghiệp sở tại có năng lực và thị phần sẵn làm nhà phân phối, đại lý, tạo vệ tinh, từng bước hình thành hệ thống tiêu thụ ổn định.

Bằng việc áp dụng các biện pháp này, các nhà xuất khẩu và chế biến thủy hải sản có khả năng hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu và đối phó một cách hiệu quả với các hàng rào được dựng lên để ngăn cản dòng sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vào các thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w