Chỉ tiêu amonium

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình ô nhiễm nguồn nước, xác định một số chỉ tiêu trong nước thải của quá trình sản xuất nông nghiệpx (Trang 37 - 38)

4. Phân tích hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước thải

4.1. Chỉ tiêu amonium

4.6.1. Ý nghĩa môi trường

Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm Amonium. Sự hiện diện của Amonium là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước.

4.6.2. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này áp dụng cho các loại nước có hàm lượng NH4+ không quá 0.6 mg/L. Có thể áp dụng cho các loại nước có hàm lượng NH4+ lớn hơn bằng cách pha loãng mẫu.

4.6.3. Nguyên tắc

Amonium phản ứng với hypochlorite (HClO) trong môi trường kiềm với sự có mặt của phenol sẽ tạo thành phức màu xanh. Đem đo quang dung dịch ở bước sóng 635 nm để xác định hàm lượng Amonium.

4.6.4. Yếu tố ảnh hưởng

− Ca2+ và Mg2+ gây ảnh hưởng cho phép đo vì những ion này kết tủa ở môi trường kiềm, loại bỏ bằng cách tạo phức với gốc citrate.

− H2S gây nhiễu cho phép đo, loại bỏ bằng cách acid hóa mẫu bằng HCl và sục khí đến khi không còn mùi của H2S.

− Amonium rất dễ bị phân hủy thành nitrate và nitrite nên cần phân tích sớm ngay khi lấy mẫu.

− Độ mặn cao (> 5000 µS/cm) tạo bông trắng, ảnh hưởng đến phép đo quang. Được loại bỏ bằng muối EDTA ( muối Na)

4.6.5. Dụng cụ và hóa chất 4.6.5.1. Dụng cụ − Máy so màu − Pipet các loại. − Bình định mức 25 mL, 50 mL và 100 mL 4.6.5.2. Hóa chất

− DD Mix I: Hòa tan 25 g phenol – P.a + 125 g Sodium nitroprusside (Na2[Fe(CN)5].2H2O trong 500 mL nước cất. dung dịchcó thể sử dụng trong 2 tháng nếu bảo quản trong chai tối và trong tủ lạnh.

− DD Mix II: Hòa tan 2.5 g NaOH – P.a + 30 mL NaClO trong 100 mL nước cất. dung dịch có thể sử dụng trong 2 tháng nếu bảo quản trong chai tối và tủ lạnh.

− Dung dịch chuẩn NH4+ 1000 mg/L: Hòa tan 3.819 g NH4Cl khan (đã sấy khô ở 100oC) trong nước cất, định mức 1000 mL bằng nước cất.

− Dung dịch chuẩn NH4+ 1 mg/L: Hút 1 mL dung dịch chuẩn NH4+ 1000 mg/L rồi định mức 1000 mL bằng nước cất.

4.6.6. Cách tiến hành

− Xây dựng đường chuẩn từ dung dịch chuẩn 1 mg/L theo bảng sau:

Bảng 3. Hướng dẫn xây dựng đường chuẩn Amonium

− H

ú t

20 mL mẫu vào bình định mức 25 mL, thêm vào 2 mL dung dịch thuốc thử Mix I, lắc trộn đều. Thêm tiếp 2 mL dung dịch thuốc thử Mix II,lắc trộn đều. Định mức tới vạch,đậy nắp và lắc đều, để yên ở nhiệt độ phòng không quá 24 giờ cho màu lên ổn định. Đem đo quang ở bước sóng 635 nm.

4.6.7. Cách tính kết quả

Dựa vào phương trình hồi quy và mật độ quang của mẫu ta tính được hàm lượng ammonium trong mẫu.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình ô nhiễm nguồn nước, xác định một số chỉ tiêu trong nước thải của quá trình sản xuất nông nghiệpx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w