Phát triển các chợ truyền thống

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 40 - 42)

Thứ nhất là thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao

nhận thức của các hộ kinh doanh trong chợ. Mọi công tác cải tạo các chợ hiện tại chỉ có thể thực hiện được khi có sự đồng thuận của người dân. Khi nhân dân đã hiểu được công tác cải tạo, công tác quản lý phục vụ lợi ích cho chính bản thân họ thì nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và quản lý chợ. Mặt khác khi nâng cao đựợc nhận thức người dân sẽ làm cho họ

suy nghĩ kĩ hơn trước khi hành động và có trách nhiệm đối với hành động của mình. Một chị bán hàng cá sẽ cảm thấy xấu hổ khi vứt rác bừa bãi, một cô bán thịt lợn sẽ cảm thấy áy náy vì bán thịt không rõ nguồn gốc, gây hại cho người tiêu dùng … Bên cạnh đó khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục sẽ làm cho môi trường giao tiếp, giao dịch ở chợ trở nên văn minh, lịch sự. Ngôn ngữ trong giao tiếp không còn mang nặng tính “chợ”, văn hoá ứng sử, văn hoá bán hàng được nâng cao.

Thứ hai là cải tạo,nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong chợ. Thực trạng cho thấy quy mô diện tích các chợ còn nhỏ bé, chưa đáp úng được nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân, đường đi trong chợ hết sức chật hẹp, dễ gây ách tắc cục bộ. Quy mô chợ được mở rộng sẽ giúp tăng diện tích kinh doanh của các chủ thương, giúp tăng số lượng và tăng quy cách chủng loại hàng hoá trao đổi trong chợ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì cần quy hoạch không gian trong chợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi vào trong chợ khách hàng gặp nhiều khó khăn về nơi vệ sinh, chỗ để xe, tại nhiều chợ đã xảy ra tình trạng khách đi chợ bị mất xe gây mất an ninh trật tự và thiệt hại về tài sản của người dân. Các chợ chưa được quy hoạch cụ thể nơi đổ rác khiến tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lời cho cả chủ thương lẫn khách hàng đồng góp phần làm trong sạch môi trường. Chúng ta cũng đồng thời cần đầu tư các trang thiết bị vật chất kĩ thuật cho các chợ. Các bài học đắt giá từ các vụ cháy nổ xảy ra trong các chợ trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về an toàn phòng chống cháy nổ. Cần đầu tư các trang thiết bị như: còi báo động, các bình cứu hoả… để phòng chống cháy nổ.

Thứ ba là nâng cao chất lượng thực phẩm trong các chợ. Nâng cao chất lượng sẽ giúp cho các chủ thương kinh doanh tốt hơn đồng thời đảm bảo được sức khoẻ người tiêu dùng. Các đoàn thanh tra, đoàn kiểm dịch của bộ y tế cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các sản phẩm bày bán tại chợ để

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần nghiêm khắc xử phạt các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ, các sản phẩm có pha chế các chất độc hại gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Cuối cùng là cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các chợ trên địa bàn thành phố. Cần xem xét các chợ cóc, chợ tạm tự phát để có những kế hoạch hành động cụ thể. Có thể sẽ giải tán các chợ này hoặc quy hoạch xây dựng vào một vị trí thích hợp. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông kéo dài gây ách tắc và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ban quản lý các chợ cần thống kê đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh để tránh việc thất thu thuế của nhà nước. Bên cạnh đó cần nắm vững tình hình kinh doanh của các cửa hàng trong chợ. Khi có hiện tượng tăng giá bất thường hoặc phao tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận nhằm đầu cơ kiếm lời thì cần báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có hướng xử lý. Đồng thời cần nâng cao công tác bảo vệ an ninh trật tự trong các chợ taọ điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các chủ thương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 40 - 42)