Thực trạng RRTD tại HDB Hà Nội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Qui trình cho vay tại chi nhánh HDB Hà Nội

-Trong hoạt động tín dụng, nếu hành động chủ quan sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. VÌ vậy, để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh HDB Hà Nội luôn tuần thủ nghiêm ngặt quy trình vay vốn.

Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội:

1. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

2. Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,…

3. Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định rồi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay.

4. CBTD thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan khác.

5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạo cùng khách hàng ký hợp đồng.

6. Lãnh đạo yêu cầu CBTD thực hiện đảm bảo tiền vay, CBTD tiếp nhận, kiểm tra căn cứ giải ngân.

7. CBTD trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân.

8. Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng. Nếu lãnh đạo không duyệt, CBTD thông báo và trả hồ sơ lại cho khách hàng. Nếu lãnh đạo duyệt, CBTD chuyển chứng từ thanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng.

9. Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng.

CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh. Khi kết thúc hợp đồng, khi KH đã trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định.

2.2.1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội

Trong thời gian hoạt động, nhận thức được những biến động và khó khăn trong nền kinh tế, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đồng thời thời gian hoạt động còn quá ngắn nên chưa thực sự cung cấp được hết các sản phẩm. Trên thực tế, trong thời gian hoạt động vừa qua, chi nhánh tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay truyền thống, trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho chiết khâu giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất lớn, những hoạt động khác diễn ra với tỷ lệ rất nhỏ.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ HDB Hà Nội

Một điều đáng chú ý là dư nợ trong năm 2008 của chi nhánh đã giảm xuống đáng kể. Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 đạt 2,279,964 triệu đồng, một con số đáng kể cho một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm. Tuy nhiên, đến năm 2008, dư nợ tín dụng giảm xuống chỉ còn 1,625,156 triệu đồng, tương đương với 71,28% so với năm 2007, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế vĩ mô và tình hình khan hiếm vốn trên thị trường tài chính, cũng như những khó khăn tài chính của khách hàng. Đây là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện một trường khắc nghiệt như năm 2008 vừa qua khiến chi nhánh phải thận trọng hơn khi cho vay khách hàng. Năm 2008 cũng là năm mà lãi suất huy động tăng cao, có lúc lên tới 18.27%/năm ở một số ngân hàng như ngân hàng TMCP Đông Á. Do đó, chi phí vốn tăng đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, lãi suất cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á thời điểm tháng 6 năm 2008 đạt 19% (nguồn:congnghemoi.net, ngày 12/6/2008). Điều này cũng khiến khách hàng dè dặt hơn trong việc quyết định vay vốn. Hơn nữa,

thân thiết với khách hàng, điều này cũng là một nguyên nhân khiến dự nợ tín dụng giảm đáng kể.

Hoạt động tín dụng thu hẹp trong khi chi phí vốn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua.Tuy nhiên, chi nhánh đã đưa ra kế hoạch chỉ tiêu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ cho năm 2009.

Biểu đồ 2.2.. CƠ CẤU DƯ NỢ TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ HDB Hà Nội

Qua bảng ta thấy, cơ cấu cho vay của chi nhánh trong thời gian qua có những biến đổi đáng kể. Trong 2 năm đầu hoạt động, cho vay chiết khấu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ, luôn lớn hơn 60% tổng dư nợ, sau đó là cho vay bổ sung vốn lưu động và các loại hình khác. Tuy nhiên, đến năm 2008, cơ cấu cho vay có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng cho vay chiết khấu giảm mạnh, từ hơn 60% trong năm 2007 xuống chỉ còn gần 25% năm 2008, với dư nợ chiết khấu giảm hơn 3 lần về số tuyệt đối, chỉ còn hơn 380 tỷ năm 2008.

Thay vào cho vay chiết khấu, năm 2008 tỷ trọng cho vay bổ sung VLĐ tăng đáng kể, từ hơn 13% lên 45%, trở thành loại hình tín dụng chủ yếu trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Mặc dù tổng dư nợ năm 2008 giảm xuống, dư nợ cho vay VLĐ vẫn tăng lên gần 2 lần lên đến hơn 670 tỷ. Tỷ trọng cho vay XNK và cho vay khác cũng được cải thiện đáng kể mặc dù dư nợ tuyệt đối chỉ tăng nhẹ.

Những thay đổi trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh HDB Hà Nội cho thấy định hướng của ban lãnh đạo chi nhánh muốn mở rộng đa dạng hóa các loại hình tín dụng và đối tượng khách hàng. Đẩy mạnh hướng tới cho vay tài trợ vốn lưu động là một bước đi để chi nhánh hướng tới mở rộng quan hệ với nhiều loại hình doanh nghiệp, đồng thời vẫn hạn chế được rủi ro do phần lớn tài trợ VLĐ có kỳ hạn ngắn, chi nhánh vẫn có khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

w