Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm tại NH TMCP Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 26 - 31)

2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NH TMCPNT

2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

Quy trình thẩm định dự án là một khâu quan trọng tỏng quy trình cho vay đối với dự án đầu tư. Đây là bước mà ngân hang đánh giá, xem xét về khách hang và dự án đầu tư, xem xét khả năng trả nợ của dự án để quyết định cho vay vốn. Quy trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm có các bước cơ bản là:

* Bước 1 : Kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các laoị hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định sơ bộ vè khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và pháp luật, chuyển cho tổ thẩm định.

Nhằm mục đích có thêm thông tin cần thiết phục vụ các bước phân tích và quyết định cho vay, cán bộ tín dụng Ngân hàng chủ động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra thực địa nơi xây dựng để bổ sung các thông tin mà trong hồ sơ chưa đủ hoặc doanh nghiệp không cung cấp hết được. Đó là các thông tin về năng lực quản lý, điều hành xây dựng, tư chất của người vay vốn, về số lao động, tiền lương, tình trạng máy móc thiết bị hiện có, các mặt thuận lợi, khó khăn nơi xây dựng dự án.

Không dừng lại ở việc nghiên cứu hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ còn thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, dự án nhằm làm cho nội dung phân tích, đánh giá dự án được chính xác hơn. Nguồn thồng tin có thể có được từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước, từ các đối tác của khách hàng, qua tạp chí, sách báo, hay qua các cơ quan hữu quan bộ thương mại, bộ khoa học đầu tư, hiệp hội Ngân hàng ...

● Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định ,lập báo cáo thẩm định sơ bộ

vè khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay,có ý kiến chỉ đạo của trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho tổ thẩm định ,thể hiện củ thể :

● Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi. + Quyết định thành lập

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng + Đăng ký kinh doanh

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động + Quy chế tổ chức

+ Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố…

+ Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu ● Hồ sơ kinh tế.

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ ● Hồ sơ vay vốn

+ Giấy đề nghị vay vốn + Dự án đề nghị vay vốn

+ Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay ● Hồ sơ đảm bảo tiền vay

+ Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan

* Bước 2: Lập tờ trình thẩm định

+ Nhận được báo cáo thẩm định vè món vay cùng các loại hồ sơ do phòng tín dụng chuyển sang, tổ trưởng tổ thẩm định rà soát, nếu thấy đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiêú thì đề nghị bổ sung.

+ Tổ trưởng tổ thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định.

+ Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định và chịu tráh nhiệm trước cấp trên và pháp luật về các ý kiến đó . Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn

lãi suất và các nội dung có liên quan khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.

+ Tổ trưởng tổ thẩm định kiểm tra tính hơp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định , tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nghiệm vè ý kiến đó.

+ Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc phụ trách chi nhánh phê duyệt, tổ thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng để hoàn tất các thủ tục còn lại , trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định như : ký hợp đồng tín dụng , hợp đồng bảo đảm nợ vay , các thông tin có liên quan ... Hoặc phối hợp với phòng tín dụng chuyển hồ sơ món vay kèm báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên ( nếu món vay vượt mức phán quyết cho vay của chi nhánh )

Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu trong hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn và các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định theo bảng hướng dẫn thẩm định do trung ương soạn thảo và chịu trách nhiệm về số liệu, phương pháp tính toán nêu trong tờ trình. Nội dung tờ trình thẩm định nêu rõ ý kiến, quan điểm của cán bộ tín dụng trên các mặt, hồ sơ pháp lý có đầy đủ không, lời lỗ ra sao, khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, những đề xuất và giải pháp để hạn chế … Trong đó cán bộ tín dụng phải chú trọng đặc biệt tới việc thẩm định năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, hơn nữa đây cũng chính là nghiệp vụ của công tác này.

Trong trường hợp dự án vượt quá quyền hạn, khả năng của giám đốc chi nhánh thì sẽ được giao cho bộ phận tái thẩm định thuộc phòng thẩm định và đầu tư chứng khoán để kiểm tra lại một cách độc lập trước khi quyết định cho vay.

Cán bộ tái thẩm định không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà yêu cầu bộ phận tín dụng cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng, dự án. Trong quá trình tái thẩm định, cán bộ tín dụng kiểm tra lại phưong pháp tính toán, hiệu quả dự án, khả năng trả nợvà các số liệu của bộ phận tín dụng nêu trong tờ trình thẩm định để đưa ra ý kiến nhận xét của mình xem có cho vay được hay không, cần bổ sung điều kiện gì với sự tham gia nhận xét lại của phòng thẩm định và đầu tư chứng khoán với các dự án có quy mô lớn đã làm cho quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thông tin tại

NHNT thêm chặt chẽ, chính xác, đảm bảo lựa chọn được các dự án khả thi, có hiệu quả cao.

Sau cùng, các dự án sẽ được Hội đồng thẩm định xem xét thông qua lần cuối và quyết định cho vay hay không.

+ thời hạn thẩm định món vay của Phồng thẩm định kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thực hiện theo quy định cho vay hiện hành, cụ thể như sau: dối với cho vay trung hạn , thời gian tối đa cho thẩm định thực hiện là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ do phòng tín dụng chuyển sang, còn dối với khoản vay ngắn hạn là 2 ngày.

Sơ đồ quy trình thẩm định của ngân hàng như sau:

Chú giải: Bắt đầu hoặc kết thúc

Điều kiện xét duyệt Thủ tục tác nghiệp

Thông báo tới khách hàng Thu thập thông tin ban đầu

Xử lý thông tin

Thông báo tới khách hàng không

Đánh giá khách hàng và khoản vay

Duyệt vay không có Đăng ký GD BĐ và lập HSTĐ Tái thẩm định Giải ngân

Quản lý sau khi giải ngân

Thu lãi, phí và nợ gốc

Thanh lý hợp đồng

Quản lý khoản vay có vấn đề

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm tại NH TMCP Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w