Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu 233229 (Trang 28 - 31)

tư và qui mô vốn đầu tư.

Như đã trình bày ở trên, qui mô vốn đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu tố lãi suất tiền vay và tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Tuy nhiên, hai yếu tố này không tác động riêng rẽ mà đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với qui mô vốn đầu tư. Vì vậy trong mục này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu mối quan hệ giữa ba yếu tố này.

Khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tăng lên các nhà đầu tư sẽ gia tăng sản xuất khi đó sẽ làm cho quy mô vốn đầu tư tăng. Khi nhu cầu về vốn vay tăng làm chi phí vay vốn tăng lên hay lãi suất vốn vay tăng.

Khi tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư giảm nhà đầu tư thấy dự án đầu tư này không hấp dẫn nên họ quyết định thu hẹp quy mô đầu tư. Điều này làm cầu vốn vay giảm do đó lãi suất vay vốn giảm.

Mối quan hệ giữa ba yếu tố trên được thể hiện cụ thể ở đồ thị dưới đây.

Hình 10: Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận VĐT và quy mô vốn đầu tư

Qua đồ thị trên ta thấy khi lãi suất giảm xuống ( r1 xuống r2 ) thì đầu tư có xu hướng tăng lên( I1 đến I2). Lãi suất là chi phí thực tế của vốn vay nên

r1 r2 0 I1 I2 I RR2 RR1 0 I1 I2 I RR1 RR2 r1 r2 0 29 r%

khi lãi suất giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tăng từ RR1 đến RR2 mặt khác khi tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tăng nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư làm lãi suất vốn vay tăng lên ( r1 đến r2).

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ trên, ta có thể đưa ra kết luận :

1)Doanh nghiệp có nên vay vốn để đầu tư hay không? Có nên mở rộng quy mô hay không? Khi tỷ suất lợi nhuận vốn đầu lớn hơn hoặc bằng lãi suất vốn vay thì doanh nghiệp nên mở rộng quy mô đầu tư, và ngược lại.

2) Thông qua việc xem xét tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ta có thể đánh giá trình độ quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

3) Từ mối quan hệ trên chính phủ có thể điều chỉnh lãi suất hợp lý để kích thích hoặc hạn chế đầu tư. Để kích thích đầu tư chính phủ nên giảm lãi suất, tuy nhiên không nên giảm xuống quá thấp vì khi lãi suất thấp thì cung vốn không đáp ứng được cầu. Khi cần hạn chế đầu tư thì chính phủ điều chỉnh lãi suất tăng. Tuy nhiên nếu lãi suất vay quá cao thì các doanh nghiệp không muốn đầu tư vì chi phí quá cao. Do vậy chính phủ cần phải có chính sách điều chỉnh lãi suất hợp lý để có thế kích thích nền kinh tế phát triển.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VỐN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ

VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 233229 (Trang 28 - 31)