L IM ỜỞ ĐẦU
2.6 NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN
2.6 NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ỞHUYỆN KINH MÔN. HUYỆN KINH MÔN.
Hiện nay, mặc dù đạt được những thành quả đáng khích lệ trong công tác xuất khẩu lao nhưng bên cạnh nó còn có những vấn đề tồn tại chưua được giải quyết triệt để.
Một là: Về công tác tuyên truyền.
Như chúng ta đã biết công tác tuyên truyền là một công tác quan trọng, tác động một phần rất lớn đến việc có thành công hay không. Vì chỉ có tuyên truyền mới đưa được thông tin đến quần chúng nhân dân, giúp nhân dân biết được và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề xuất khẩu lao động.
Trong những năm vừa qua mặc dù đã có nhiều thay đổi trong công tác tuyên truyền như tuyên truyền trực tiếp đến người lao động, mặt khác tuyên truyền gián tiếp thông qua đài, báo. Vì chưa có sự gắn kết thực sự giữa BCĐ huyện với phòng Văn hoá thông tin huyện nên công tác tuyên truyền chưua đạt hiệu quả cao. Mặt khác, nhiều cán bộ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền nên xem nhẹ công tác này. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu lao động.
Hai là : Trình độ chuyên môn của cán bộ ở cấp xã, thị trấn chưa được cao.
Thực trạng hiện nay cho thấy một vấn đề nổi cộm là trình độ cán bộ ở cấp xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đây là một vấn đề cấp thiết của các cấp, các ngành, thực chất của vấn đề trên cho thấy huyện vẫn chưa trú trọng đến vấn đề đào tạo cán bộ ở cấp xã, thị trấn. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu lao động. Vì các cán bộ ở xã, thị trấn là người tiếp xúc với dân, hiểu dân cho nên nếu người cán bộ không hiểu được vấn đề thì xẽ không giải thích được cho người lao động hiểu được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động.
Ba là: Cơ chế xuất khẩu lao động của nhà nước còn chưa nhạy bén, chưa phù hợp với sự vận động của thị trường lao động quốc tế. Việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do là một lĩnh vực mới, chưa có kinh nghiệm nên các quy định về chính sách của chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Việc giao cho các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động theo Nghị định 370/ HĐBT cũng rất hạn chế, các quy định về tài chính quy định trong Nghị định này còn mang nhiều tư duy quản lý tập trung, bao cấp, chưa thực sự tạo cho các doanh nghiệp các cơ hội và điều kiện để tiếp cận thị trường lao động quốc tế.
Bốn là: Các chính sách hỗ trợ của nhà nước còn thiếu và chưa mang tính khả thi. Nhà nước đã ban hành một số chính sách mang tính hỗ trợ về xuất khẩu lao động nhưng việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chưa có kết quả, nhất là quy định về cho người nghèo vay vốn đi xuất khẩu lao động, việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Chính sách hỗ trợ của nhà nước về tư pháp quốc tế, về bảo hộ hoạt động xuất khẩu lao động hầu như chưa có. Mỗi khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến người lao động, đến doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động thì phần nhiều các doanh nghiệp và người lao động phải gánh chịu; việc hỗ trợ từ phía nhà nước hầu như chưa có gì.
Hỗ trợ của nhà nước về tài chính trong việc cho phép dùng một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận trong khoảng thời gian nào đó phục vụ cho công tác giữ vững và mở rộng thị trường hiện nay chưa có, hầu như các doanh nghiệp phải tự <bơi> trong việc tìm kiếm hợp đồng, thị trường. Hỗ trợ cho người lao động về vay tiền đặt cọc, nộp phí cũng chưa triển khai rộng, thủ tục phiền hà.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NƯỚC
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN KINH MÔN
3.1. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNGCỦA HUYỆN KINH MÔN CỦA HUYỆN KINH MÔN
Hoạch định chiến lược đúng và tăng cường định hướng xuất khẩu lao động
Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, về phía Nhà nước, việc thực hiện chiến lược về ổn định và mở rộng thị trường thông qua các giải pháp của quản lý Nhà nước mang tính quyết định.
Định hướng ổn định và mở rộng thị trường bao gồm các nội dung: ổn định và phát triển các thị trường hiện có; gia tăng một cách vững chắc quy mô lao động xuất khẩu đáp ứng tốt nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các thị trường trọng điểm; đầu tư mở rộng thị trường mới ở mọi khu vực có nhu cầu; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp; gia tăng quy mô và chất lượng xuất khẩu thuyền viên và sỹ quan lao động trên biển; hình thành chiến lược về thị trường xuất khẩu lao động phù hợp với mục tiêu và kế hoạch xuất khẩu lao động của Việt Nam thời kỳ từ nay đến 2010 và các năm tiếp sau.
Các giải pháp cụ thể của nhà nước để ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là :
- Tích cực nghiên cứu thị trường, xu hướng biến đôạng của thị trường xuất khẩu lao động trên thế giới để điều chỉnh các mục tiêu chiến lược, xác định các chiến lược phát triển thị trường trọng điểm ở cấp quốc gia
- Tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định cấp chính phủ của thị trường mới và thị trường truyền thống để duy trì tính ổn định và khả năng tăng trưởng.
- Nâng cao năng lực các cơ quan đại diện ngoại giao. Theo hường này cần quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nươc ngoài trong việc góp phần ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trong đó có các việc cụ thể giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình sử dụng lao động của chủ sử dụng lao động nước ngoài, giữa nhà nước với nhà nước, giữa các công ty môi giới lao động.
- Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích đói với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng ra thị trường xuất khẩu lao động. Hiện nay, chúng ta đang có trên hai triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài. Đây là một lợi thế cho việc ổn định và mở rộng thị trường lao động.
- Cho phép mở rộng hơn nữa việc tham gia các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xuất khẩu lao động, nhất là đối với các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tranh thủ những thế mạnh của họ trong việc chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng việc tham gia của các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước vào lĩnh vực xuất khẩu lao động có thể tranh thủ được những lợi thế trong việc khai thác thị trường nhưng cuãng đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý lao động, nhất là bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do vậy, việc thực hiện cần có thí điểm và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
- áp dụng các biện pháp giữ uy tín nguồn gốc lao động bằng cách tăng cường đào tạo, khắc phục những yếu điểm của lao động Việt Nam đã và đang mắc phải trong thời gian qua như trình độ ngoại ngữ kém, thể lực yếu, ý thức chấp hành pháp luật yếu.
- Tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thác thông qua các thị trường mới tại các nước trên thế giới. cần xác định rõ hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao thông qua hệ thống các sự quan trong việc thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại nói chung và của riêng xuất khẩu lao động; tận duạng mọi cơ hội trong các chuyến viếng thăm ngoại giao của các cấp lãnh
đạo để trao đổi về vấn đề lao động, ký kết các hiệp định về xuất khẩu lao động.
3.2. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ LAO ĐÔNG XUẤT KHẨU CỦA HUYỆNKINH MÔN. KINH MÔN.
3.2.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động của huyệnKinh Môn. Kinh Môn.
Để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường xuất khẩu lao động thế giới thì chất lượng nguồn lao đôạng có ý nghĩa quyết định. cũng như cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá, khi mà yếu tố giá cả không còn là lợi thế thì chất lượng nguồn lao động là yếu tố quyết định nhất để chúng ta có thể giữ vững thị trường đã có, phát triển thị trường mới. Nguồn nhân lực có chất lượng là một trong những nhân tố góp phần để chúng ta ổn định và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài.
Chất lượng nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề cơ bản như sức khoẻ, kỹ năng nghề nghiệp, khă năng giao tiếp và ý thức kỷ luật lao đôạng của người lao động. đối với lao động nước ta đã xuất khẩu trong những năm qua, hầu hết các thị trường đều đánh giá lao động Việt Nam cần cù, thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có một số điểm yếu như: trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, ý thức kỷ luật kém.
Để nâng cao chất lượng lao động, về phía quản lý nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Cần thống nhất quản lý chặt chẽ mọi hình thức đào tạo lao động và chuyên gia.
- Có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động về công tác đào tạo
- Đầu tư bồi dưỡng chuyên môn về đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo lao động xuất khẩu. Hiện nay, các đơn vị được giao nhiệm
vụ xuất khẩu lao động phải tự chủ động trong việc đào tạo cho lao động do đơn vị mình sẽ đưa đi xuất khẩu. để thực hiện việc đó hoặc bỏ tiền đầu tư địa điểm phục vụ cho công tác đào tạo. tình hình trên đây dẫn đến hoặc đơn vị không chủ động được trong việc chuẩn bị lực lượng lao động phục vụ cho xuất khẩu .
- Tổ chức đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu phù hợp với phương án xuất khẩu lao động. Quy mô xuất khẩu lao động chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng lao động được thị trường chấp nhận. Không thể chỉ tận dụng nguồn lao động có sẵn mà phải chủ động chuẩn bị nguồn lao động thông qua một kế hoạch đào tạo được chủ động xây dựng đáp ứng từng khu vực, thị trường. Để thực hiện được điều này, cần phải:
+ Khuyến khích các cơ sở đào tạo, Doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư đào tạo chuẩn bị nguồn lao động cho xuất khẩu.
+ Tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo và các Doanh nghiệp xuất khảu lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Các cấp, các ngành, các đoàn thể, Doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phải chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm cho người lao động thâý rõ vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực và hiệu quả của cácđơn vị làm xuất khẩu lao động. đơn vị làm xuất khẩu lao động.
Tăng cường năng lực của các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động
Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả, mở rộng thị trường trong đó có năng lực về tài chính, về cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động là trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp và của Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp, phải chủ động và có kế hoạch không những nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và rộng lớn của lĩnh vực xuất khẩu lao động, không trông chờ vào nhà nước và cơ quan chủ quản.
Nhà nước cần đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, ban hành một số chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động như: tái đầu tư thuế cho doanh nghiệp mới hoạt động trong thời gian ít nấht là 5 năm; chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp với nguồn vốn được lấy từ quỹ dự phòng xuất khẩu lao động tạo cho doanh nghiệp không chỉ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mà còn cả điều kiện vật chất cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tư đào tạo cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động trong đó quan tâm đến cán bộ làm công tác thị trường, công tác quản lý lao động. Cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của doanh nghiệp là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết số cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp chỉ có các kinh nghiệm thông qua thực tế làm việc. Để thực hiện giải pháp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần đưa chương trình giảng dạy về xuất khẩu lao động vào chương trình của Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội, yêu cầu các doanh nghiệp cử cán bộ tham gia việc đào tạo và đào tạo lại những vấn đề mới về quản lý lao động, về thị trường lao động và những vấn đề liên quan thì mới có thể nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp.
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tại huyện Kinh Môntrong công tác xuất khẩu lao động. trong công tác xuất khẩu lao động.
Để nâng cao được năng lực quản lý trước tiên người quản lý phải là người có trình độ chuyên đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Chính vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý trong công tác xuất khẩu lao động ở huyện Kinh Môn thì cần phải mở một lớp bồi dưỡng cho các cán bộ làm về công tác xuất khẩu lao động. Nhằm giúp các cán bộ có kiến thức sâu hơn về công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt là các cán bộ ở cấp xã, thị trấn. Mặt khác, quán triệt tư tưởng cho các cán bộ về công tác xuất khẩu lao động. Vì vấn đề về xuất khẩu lao động không chỉ là vấn đề của một riêng ai mà nó là vấn đề của cả nước, của tất cả các Quốc gia xuất khẩu lao động. Cần phải nêu cao hơn nữa vai trò của xuất khẩu lao động, vì đi xuất khẩu lao động là đi giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, sâu hơn nữa đi xuất khẩu lao động là tăng nguồn thu nhập cho quốc gia, hay nói cách khác đi xuất khẩu lao động là đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế cho xã hội, chứu không phải đi xuất khẩu lao động là đi nghĩa vụ quân sự.
Cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động.
Hiện nay một số cán bộ của huyện chưa thông suốt được tư tưởng, đặc biệt là các cán bộ ở cấp xã, thị trấn. Chính vì vậy mà tinh thành trách nhiệm của họ chưa được nêu cao. Quan niệm của một số cán bộ về xuất khẩu lao động vẫn còn mơ hồ, chưa nhận thức đầy đủ. Cần phải gắn tinh thần trách nhiệm của xuất khẩu lao động với tinh thần trách nhiệm của toàn dân, của toàn huyện nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Nêu cao tình thần tự chủ, sáng tạo trong công tác xuất khẩu lao động, biểu dương khuyến khích những cán bộ làm tốt công tác xuất khẩu lao động, để cho các cán bộ chưa làm tốt loi theo học hỏi.
KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua chuyên đề này cho chúng ta thấy được vấn đề xuất khẩu lao động không chỉ là vấn đề của huyện Kinh Môn nói riêng mà