Về thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu m_t_s_gi_i_ph_p_nh_m_ho_n_thi_n_nghi_p_v_k_to_n_cho_vay_t_i_chi_nh_nh_ng_n_h_ng_c_ng_th_ng_ng_a_h_n_i (Trang 42 - 45)

II/ Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng

3/ Về thời hạn cho vay

Khách hàng và ngân hàng công thơng Đống Đa- Hà Nội sẽ thoả thuận về thời hạn cho vay theo hai loại cho vay ngắn hạn hoặc cho vay trung dài hạn.

- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay tối đa đến 12 tháng, đợc xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Thờng là các thời hạn: 3 tháng, 6 tháng , 9 tháng hay 12 tháng.

- Cho vay trung dài hạn: thời hạn cho vay đợc xác định phù hợp với thời hạn thu hồi của dự án đầu t, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

+Thời hạn cho vay trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng

+Thời hạn cho vay dài hạn: từ trên 60 tháng nhng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu t phục vụ đời sống.

4/Về lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay luôn là vấn đề nóng bỏng không chỉ đợc ngành ngân hàng mà rộng rãi các tầng lớp dân c và các tổ chức kinh tế rất quan tâm, bởi vì nó là

điểm hội tụ của nhiều mối quan hệ, các mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất. Một mặt, nếu lãi suất đợc sử dụng đúng đắn, uyển chuyển linh hoạt phù hợp với những điều kiện tình hình thực tế từng thời kỳ nhất định có tác dụng trực tiếp và rất quan trọng đến việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cũng nh có tác dụng kích thích đầu t phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trởng kinh tế nói chung. Nhng mặt khác, nếu sử dụng lãi suất một cách cố định cứng nhắc thì rất có thể chỉ có tác dụng tích cực ở thời kỳ này nhng chuyển sang thời kỳ khác với những thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội lại trở thành vật cản kìm hãm trói buộc đầu t phát triển sản xuất kinh doanh.

Việc xác định mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định chung của Ngân hàng nhà nớc về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết, lãi suất cho vay u đãi đợc áp dụng đối với các khách hàng đợc u đãi về lãi suất theo quy định của Chính phủ và hớng dẫn của Ngân hàng nhà nớc.Trờng hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn heo mức quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nớc tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng( thờng thì lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay thông thờng)

Hiện nay, Ngân hàng Công thơng Đống Đa- Hà Nội đang áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình cho vay, từng đối tợng khách hàng vay...trong khung lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nớc nhằm thu hút mọi đối tợng khách hàng và giữ đợc khách hàng.Cụ thể:

Bảng 5: Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa Hà Nội.

Chỉ tiêu Thực hiện

1.Lãi suất VND (% tháng) - Cho vay ngắn hạn.

- Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn

0,65%-0,8% 0,65%-0,8% 0,65%-0,8%

- Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn

4,7%-6,2% 5,4%-6,8% 5,3%-6,9%

Nguồn: Báo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thơng Đống Đa Hà Nội.

5/Về thủ tục và hồ sơ cho vay.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn họ phải lập hồ sơ tín dụng và các tài liệu liên quan khác gửi tới ngân hàng. Trên cơ sở thẩm định của cán bộ tín dụng, nếu đủ điều kiện sẽ đồng ý cho vay và tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản, nếu không đồng ý thì phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản.Bộ phận kế toán khi nhận đợc hồ sơ tín dụng và các chứng từ phát tiền vay do bộ phận tín dụng chuyển đến thì phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ, các yếu tố ghi trên hợp đồng tín dụng nh dấu, chữ ký của khách hàng và ngân hàng xem có khớp với mẫu không .

Tuỳ theo từng loại khách hàng, phơng thức cho vay mà bộ hồ sơ cho vay bao gồm các loại giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản bộ hồ sơ cho vay bao gồm:

- Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng phải gửi tới ngân hàng công thơng Đống Đa- Hà Nội các giấy tờ sau:

+Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp +Điều lệ doanh nghiệp ( trừ doanh nghiệp t nhân)

+Quyết định bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trởng, công nhận ban quản trị và chủ nhiệm hợp tác xã.

+Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh +Giấy phép hành nghề

+Giấy phép đầu t (đối với công ty liên doanh) +Hợp đồng liên doanh

+Hồ sơ dự án đối với cho vay trung dài hạn. +Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+Bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, kết quả hoạt đông kinh doanh kỳ trớc.

+Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trớc. +Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật. -Hồ sơ do ngân hàng lập:

+Báo cáo thẩm định, tái thẩm định.

+Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ đến hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm rứt cho vay.

+Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo phân tích tình hình tài chính . +Sổ theo dõi cho vay dùng cho cán bộ tín dụng.

-Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập: +Hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn

+Hợp đồng đảm bảo tiền vay.

Một phần của tài liệu m_t_s_gi_i_ph_p_nh_m_ho_n_thi_n_nghi_p_v_k_to_n_cho_vay_t_i_chi_nh_nh_ng_n_h_ng_c_ng_th_ng_ng_a_h_n_i (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w