Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.
Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
Quảng Nam có nhiều đồi núi (chiếm 72%) .Vùng đất thấp ven biển và đồng bằng châu thổ chiếm 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài 2 bên quốc lộ.Quảng Nam có các đặc sản nổi tiếng chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Địa Bàn…
Quảng Nam có hai vùng khí hậu rõ rệt là khí hậu vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm là 25˚C.
Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phố cổ Hội An
Được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống
đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đối với du khách là cái gì đó thật đáng quan tâm.
Du khách thích thú Hội An có lẽ vì cái cổ kính, khiêm nhượng yên lành, nổi bật lên cái tân phiếu, khoa trương, náo nhiệt dọc theo bờ Thái Bình Dương nổi sóng. Êm ả tinh thần biết bao khi từ giã đô thị với phương tiện tối ưu để được sống trong không gian lặng lẽ gần như đô thị cổ sơ mang nặng trong lòng lịch sử gần bốn thế kỷ này. Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê tại Hội An. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắt thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và Phương Tây. Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.
Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.
• Hội quán Phúc Kiến:
Tọa lạc ở số đường Trần Phú, Hội An, Hội quán Phước Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo
tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Gallery Hội Quán Phúc Kiến - Hội An
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
• Chùa Cầu
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi,
gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Thánh Địa Mỹ Sơn
Vị trí - dịa lý
Khu di sản văn hóa Mỹ Sơn thuộc địa bàn xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu 20km về phía tây, cách thị xã Hội An khoảng 40km. Khu đền tháp nằm trong một thung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km xung quang là đồi núi.
Vương quốc Chămpa Được biết đến từ khi người dân vùng Tượng Lâm nổi lên chống lại ách đô hộ phông kiến phương Bắc năm 1929 lập nên một quốc gia độc lập trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay.
Từ năm 192đến 758 quốc gia này có tên là Lâm Ấ. Sau 875 quốc gia này có tên là Chiêm Thành( do phiên âm chữ champapurlà thành phố của người Chăm)vương quốc Chămpa từ khi thành lập đến khi kết thúc 1471 có tới 14 vương triều và 78 đời vua
Vương quốc Chămpa có hai tháng đô thuộc hai thị tộc lớn. Thánh đô Mỹ Sơn thuộc thị tộc Dừa cai trị miền Bắc vương quốc thờ thần srianabhhadresvaraponagar.Mỹ Sơn là thánh đô chính của vương quốc Chăm pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn để làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Vì thế Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục trong bảy thế kỷ (VII - XIII)
Công việc xây dụng đề tháp Mỹ Sơn bắt đầu từ thế kỷ 14 dưới triều vua Bradravarma Theo quan niệm của người Chăm đền thờ thần là nơi thâm nghiêm,nơi cầu đáo thần linh người dân bình thường không được lui tới, chỉ có những tu sĩ Bà La Môn, những người thuộc tầng lớp Quý tộc Chăm mới được đến và cử hành lễ.
Theo văn bia để lại tại mỹ Sơn vào khoảng cuối TKIV Vua Bradravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva nhưng sau đó ngôi đền đã bị cháy. Đến đầu thế kỷ VII vua Sambhuvarvana xây dựng lai ngôi đền thờ và đặt tên mới là Sambhu.
Trong thời gian từ năm 758 - 859 dưới triều Hoàng Vương kinh đô dược dời vào sứ Kauthảa thánh đô Pảagoa được xây dựng thờ nữ thần của vương quốc. nhưng tại Mỹ Sơn vẫn được xây dựng các đền thá.
Từ năm 875 - 915 vưng triều Idrapura rất sùng bái phật giáo. Đền thờ Bồ Tát Lákmindra đã được xây dựng tại Đồng Dương. Nhưng ở đền tháp Mỹ Sơn các đền thờ vẫn được xây dựng
Sang đầu thế kỷ thứ X khi Án độ giáo giành lại ưu thế, vị trí của Mỹ Sơn được phục hồi. Phần lớn các đền thờ ở Mỹ Sơn được xây dựng trong giai đoạn này. Các công trình đó đạt đến đỉnh cao kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật.
Từ cuối thế kỷ thứ XII - XIII vương quốc Chăm nhiều lần bị vương quốc Khme xâm chiếm, đền tháp bị đốt phá. Dưới triều vua Jaya năm 1220 quân Khome rút khỏi vương quốc Chăm đền tháp Mỹ Sơn được tu sửa lại
Đặc điểm kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn
Đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng theo cùng nguyên tắc là chia thành nhiều cụm. Kết cấu mỗi cụm gồm có một đền thờ chính, xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính thường năm giữa cụm đền tháp tượng tưng cho núi Meru trung tâm vũ trụ, là nơi tụ hội của thần linh thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền còn lại có công năng khác nhu tháp cổng, có hai cửa thông nhau theo hướng đông tây, đền phụ thờ các thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lễ vật trước khi hành lễ hợc kho cất đồ tế
lễ. các tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch. Đặc điểm của đền thờ người Chăm không có cửa sổ, do vậy nếu tháp nà có cửa sổ thì đó là công trình phụ.
Các đền tháp dược gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dăm;móng, tường ,mái được ghép bẵng gạch và những chi tiết trang trí bằng đá. Hầu hết các di vật bằng đá ở đây đều sử dụng đá sa thạch(cát kết). các viên ghạch và chi tiết đá được xếp khít với nhau giữa chúng không nhìn thấy mạch nữa. Thời tiết ở đây khắc nghiệt nhưng trải qua hàng năm mà sự kết dính tạo nên một công trình bề thế không bị lún, nứt hay đổ vỡ, hầu nhu không có hiọn tượng rêu bám, phủ lên mặt ngoài của tường, trong khi đó mhững mảng tường được phục chế vào cuối thập kỷ XX đã bị rêu bám rồi. Gạch ở các đền tháp Mỹ Sơn có nhiều kích cỡ khác nhau, loại nhỏ nhất đo được là 12cm - 18cm- 4cm độ cứng hợp lý và xốp. Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính giữa các viên gạch, giữa các chi tiết bằn đá ở Mỹ Sơn là gì.
Sau khi tường tháp đã hình thành, nhữnh người thợ điêu khắc mới bắt đầu cham trổ hoa lá, hình người hình thú lên thân tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nền nghệ thuật khác ở khu vực
Mỗi ngôi đền tháp được kết cấu 3 phần chính: đế, thân, mái
- Đế tháp: theo quan niệm của ngưừi Chăm, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục. Phần đế này thường được xây dựng trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng gạch hoặc đá phiến to, xung quanh đế được trang trí các motip hoa văn con thú, hình người cầu nguyện trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật, quỷ quái hay các vũ nữ, nhạc công
- Thân tháp: theo quan niệm của người Chăm, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục đẻ tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh. Thân tháp được kết hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày trên dưới 1m chiều cao mỗi tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài của thân tháp trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả, cửa sổ,
đường gờ, hoa văn hình người hình thú. Những cửa giả thường có vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm nổi các hình trang trí thưòng thấy hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp Mỹ Sơn có cửa chính quay về hướng đông ( hướng của thần sấm sét) một số đền có cửa quay sang hướng tây( hướng các vị vua chăm thường chon cho mình khi về cõi trần để về với sự thanh cao) Mặt phía trong lòng tháp để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tuường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng cho thần Siva( bộ Linga) đặt chính giữa đền, chiếm gần hết dịn tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
- Mái tháp: Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, thường cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Nhiều đền tháp, tầng trên thường mô phỏng đầy đủ cửa , các chi tiết như tầng dưới, Môtip trang trí rất đa dạng: tượng vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử. Tại các góc thường có các mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bẵng đá hoặc gạch. Những tháp phụ mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm tháp có khi làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.