0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 -32 )

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPANK) được Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội cấp giấy phép thành lập: số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993 và được thành lập ngày 12 tháng 08 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 0042/GP-NH của Thống đốc ng Nhà nước Việt Nam

Các chức năng hoạt đông chủ yếu của VPBank bao gồm:

-Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và lien doanh theo luật định;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán.

Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính đến cuối năm 2008 vốn điều lệ của VPB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Hội đồng quản trị của VPB cũng đã cân nhắc đến một số nguồn lực để thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3000 tỷ đồng đến đầu năm 2010: phát hành thêm cổ phần cho đối tác OCBC để tăng tỷ lệ sở hữu của OCBC tại VPBank lên mức tối đa 20% vốn điều lệ của VPBank; sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; phát hành cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, một số đối tác và cán bộ nhân viên VPBank.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển việc mở rộng mạng lưới hoạt động luôn là một trong những biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của VPBank, đặc biệt trong những năm gần đây VPBank tăng trưởng rất nhanh về quy mô.

Trong quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPB được phép mở rộng thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004 NHNN đã có văn bản chấp thuận cho vpb mở thêm 3 chi nhánh mới là Chi nhánh Hà Nội, trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được NHNN chấp thuận cho mở thêm một số chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quảng Ninh, Chi nhánh

Vĩnh Phúc, Chi nhánh Thanh Xuân, Chi nhánh Tân Phú, Chi nhánh Cầu giấy, Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là phòng giao dịch Cát Linh, phòng gia dịch Trần Hưng Đạo, phòng giao dịch Giảng Võ, phòng giao dịch Hai Bà Trưng, phòng giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm phòng giao dịch Hồ Gươm (đặt tại hội sở chính của ngân hàng) và phòng giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba ( trực thuộc chi nhánh Huế), phòng giao dịch Bách Khoa, phòng giao dịch Tràng An (trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình ( trực thuộc chi nhánh Sài Gòn), phòng giao dịch Khánh Hội ( trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả ( trực thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng ( trực thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng Lợi ( trực thuộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán.

Tính đến tháng 6 năm 2008, VPBank đã đưa vào hoạt động thêm 29 điểm giao dịch của VPBank (so với cuối năm 2007) lên 129 điểm giao dịch hoạt động trên toàn quốc.

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng 2.900 người trong đó phần lớn là các cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học ( chiếm 89%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh trạnh, nhất là trong giai đọan đầy thử thách khi Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế. Chính vì vậy, trong những năm qua, VPBank luôn quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên.VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.Đảm bảo người lao động

thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hóa….

VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các NHTM CP trong cả nước,một ngân hàng có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 -32 )

×