Cải tiến, đa dạng hóa cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. (Trang 69 - 70)

Muốn phát triển và thu hút được khách hàng, Ngân hàng phải có nhiều loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Vì vậy trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội cần hướng tới những nội dung sau:

 Luôn cải tiến, đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế, để thu hút khách hàng

 Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn vốn tín dụng bằng cách khoán triệt để cho cán bộ tín dụng về số lượng khách hàng và số dư nợ

 Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội. Để thực hiện điều này, trong thời gian tới, Ngân hàng cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất mũi nhọn chủ lực của nền kinh tế.

 Đa dạng hóa loại tiền cho vay: Hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế mở, các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn để nhập máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Vì vậy họ rất cần vay bằng ngoại tệ để thanh toán với đối tác. Do vậy Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi.

3.2.4. Chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao qua các năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới, đòi hỏi toàn bộ Ngân hàng cần coi trọng tăng cường quản trị rủi ro, như là một trong các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể cần quan tâm đến một số giải pháp như sau:

• Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá, trong đó có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

• Tiếp tục chương trình quy chế hoá, quy trình hoá các hoạt động tín dụng (hoàn thành cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro...).

• Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, uỷ ban nghiệp vụ trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội nhằm kiểm soát tốt rủi ro.

• Bộ phận thuộc phòng thông tin công nợ cần phải thu nhập các thông tin về các công ty, doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ phá sản và các cá nhân lãnh đạo các công ty bị phá sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. (Trang 69 - 70)