Là một doanh nghiệp tư nhân, có quy mô vừa, Công ty TNHH thương mại Phú Đức tổ chức quản lý theo mô hình một cấp: đứng đầu là giám đốc Công ty, tiếp đến là các phòng ban, có nhiệm vụ trực tiếp giúp việc cho giám đốc.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH thương mại Phú Đức
Ban giám đốc gồm:
- Giám đốc Công ty (Ông Nguyễn Phú Thịnh ), người nắm giữ một phần hai vốn góp là người đứng đầu Công ty, đại diện và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng ( Bà Lê Thị Bích Thuận ), người nắm giữ phần vốn góp còn lại, là người giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về phạm vi và quyền hạn của mình.
Ngoài ra trong công ty còn có 4 phòng ban chức năng:
- Phòng Hành chính kiêm phòng Nhân sự: gồm 5 người đứng đầu là trưởng phòng hành chính, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định về quản lý , sử dụng lao động trong toàn Công ty, tuyển thêm nhân viên mới.Trưởng phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các quyết định quản lý nhân sự của mình.
- Phòng Kế toán: gồm 6 nhân viên, đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc trong việc lập các chứng từ sổ sách thu chi, báo cáo với Giám đốc về kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ kế toán Nhà nước, quy chế Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Công ty về mọi quyết đinh quản lý trong toàn Công ty ( biểu đồ 2),
Biểu 2: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty
- 34- BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNHPHÒNG KỸ THUẬTPHÒNG Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán vật tư hàng
Kế toán xuất Kế toán Kế toán
- Phòng kinh doanh: do đặc điểm là công ty thương mại nên đây là phòng có quy mô lớn nhất trong công ty, gồm có 24 thành viên, những nhân viên này có nhiệm vụ chính là đem được sản phẩm tới tay khách hàng, ngoài ra họ còn có nhiệm vụ là đào tạo nhân viên mới, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,...
-Phòng Kỹ thuật: giúp Giám đốc về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, Phòng kỹ thuật gồm 3 người đứng đầu là trưởng phòng kỹ thuật, người có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của phòng kỹ thuật.
Trong Công ty, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, nhưng mục đích cuối cùng là để quản lý tốt mọi hoạt động của công ty.
2.1.3 Đặc điểm của công ty
Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức là doanh nghiệp hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kinh doanh mặt hàng sắt thép nhâp khẩu theo đơn đặt hàng với lô hàng có mệnh giá lớn, và một phần hàng để bán lẻ cho đơn vị kinh doanh trong mọi lĩnh vực có nhu cầu. Công ty mang đầy đủ đặc trưng của một doanh nghiệp thương mại, tuy nhiên có một số sự riêng biệt của nó.
+Khối lượng hàng nhập về phụ thuộc vào đơn đặt hàng và suy tính của ban lãnh đạo
+Nhân sự của công ty chủ yếu là nam, do phải thường xuyên để công tác, áp lực công việc là rất lớn.
Các đặc trưng trên tác động rất lớn đến đến hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó mà tác động đến lợi nhuận của nó.
Những tác động này thể hiện cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu công ty có sự phân tích nắm bắt tình hình một cách kín kẽ, có đầy đủ thông tin về các vấn đề trên và xử lý chúng một cách khoa học thì công ty dễ dàng đạt mục
tiêu của mình. Ngược lại, thì chính yếu tố trên sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại của công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty là một quy trình hoạt động chặt chẽ, trải qua nhiều công đoạn phức tạp mà điểm xuất phát là từ nhu cầu thị trường
Phòng kinh doanh là nơi đảm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, chăm sóc cho khách hàng. Giữa phòng kinh doanh và ban giám đốc là sự kết hợp đồng bộ nhịp nhàng. Phòng kinh doanh là nơi nhận đơn đặt hàng cung cấp sắt thép, vật tư cho các công trình, phòng nghiên cứu, dự trù nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá mà công ty cung cấp rồi đệ trình lên ban giám đốc, ban giám đốc nghiên cứu, xét duyệt và đặt hàng. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ thì hoạt động kinh doanh của công ty thất bại.
2.2. Thực trạng lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Phú Đức2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh của công ty là sắt thép kỹ thuật nhập khẩu từ nhiều nước như: Đức, Hungary, Tây Ban Nha, Pháp, Brazil, Nhật...
Hoạt động dinh doanh của công ty chỉ bao gồm hoạt động buôn bán hàng hoá, không có hoạt động tài chính , hay hoạt động bất thường.
2.2.2 Tình hình tài chính trong công ty TNHH thương mại Phú Đức
Công ty Phú Đức là một công ty tư nhân với quy mô tài chính lẫn quy mô hoạt động còn khá đơn giản, tuy nhiên sau ba năm đi vào hoạt động, tốc độ tăng trưởng của Công ty khá nhanh, chúng ta sẽ nhận thấy sự tăng trưởng của công ty qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty:
Biểu 3. Cơ cấu vốn của công ty TNHH thương mại Phú Đức
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng nguồn vốn 2.120.094.939 2.190.088.501 3.290.258.353
1. Phải trả cho người bán 139.634.216 207.084.554 1.239.830
2. Nợ thuế 0 0 55.151.723
3.Vốn chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 4. LN chưa phân phối 0 9.642.947 22.344.800
( Trích; Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phú Đức năm 2006, 2007) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn
của công ty ta có nhận xét sau:
Vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, công ty không có khoản nợ vay ngân hàng hay vay cá nhân khác trong nền kinh tế ngoài khoản tín dụng thương mại, từ đó có thể đưa ra một số kết luận:
Hoạt động kinh doanh của công ty nhỏ không cần nhiều vốn nên công ry không phải vay nợ, hoặc do hoạt động kinh doanh yếu kém, nên không có khả năng vay nợ.
Để đánh giá khả năng cân đối vốn của công ty, ta dựa vào một tỷ số sau: x100 n s¶ tµi Tæng tr¶ i ph¶ Nî n s¶ tµi tæng n trª nî sè Tû = Năm 2005= 6,45 % Năm 2006= 9.46 % Năm 2007=39,05 %
Tỷ số nợ qua các năm tăng, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2007, từ 9,46% năm 2006 lên 39,35% năm 2007 chứng tỏ mức nợ của công ty tăng nhanh nhưng là nợ người bán. Công ty có nguồn tín dụng thương mại rất lớn. Qua đây ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty mở rộng lên rất nhanh sau 3 năm. Từ đây ta thấy, chiếm dụng thương mại của công ty khá thường xuyên và giá trị tương đối lớn.
Hiện nay, việc thanh toán tỷ số trung bình ngành chưa có, nên thật khó mà biết được, tỷ số nợ này là cao hay thấp so với công ty khác trong cùng lĩnh vực.
Doanh nghiệp không có khoản đi vay, nên không có áp lực về việc trả lãi, tuy nhiên điều này có bất lợi là doanh nghiệp không có khoản tiết kiệm nhờ thuế.
Với cơ cấu vốn mà phần lớn là vốn chủ sở hữu thấy giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong trường hợp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, nhưng nó do một điều là quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không lớn. Công ty còn một khoản nợ thuế khá lớn, mà hiện tại đến đầu năm 2008 vẫn chưa thanh toán được, nợ động thuế lâu, sẽ phải chịu lãi phạt rất lớn, hiện nay khoản nợ thuế này của công ty đã nên đến hơn bốn triệu đồng.
Nguồn vốn của công ty dùng để nhập hàng hoá về bán, mua sắm tài sản cố định, … còn hầu hết nằm dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Biểu 4: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Phú Đức năm 2005, 2006,2007
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I.TSLĐ và Nợ ngắn hạn 2.120.094.939 2.190.088.50 1
3.290.258.353
1. Tiền mặt tại quỹ 1.789.321.503 1.679.480.930 1.549.516.728 2. Tiền gửi NH 103.721.632 157.912.158 231.542.845 3. Phải thu khách hàng 89.617.290 114.134.065 1.119.789.732
4. Thuế GTGT được khấu trừ 0 101.210 0
5. Hàng tồn kho 137.434.514 238.460.138 389.409.048
II. TSCĐ và ĐTDH 16.000.000 26.639.000 26.790.000
1. TSCĐ 16.000.000 26.639.000 26.790.000
- Nguyên giá 20.000.000 30.656.000 33.139.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (4.000.000) (4.017.000) (6.349.000) ( Trích; Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phú Đức năm 2006, 2007)
Cơ cấu tài sản qua các năm có sự thay đổi. Tiền mặt tại quỹ qua các năm giảm, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu và hàng tồn kho và tài sản cố định qua ba năm tăng, chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng, công ty đầu tư nhiều hơn vào hàng hoá thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay giữ tiền mặt tại quỹ. Việc giữ tài sản dưới dạng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng sinh lời của tổng tài sản tuy nhiên lại đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
Các khoản phải thu, hầu hết là do các công ty nợ đọng, do là cơ quan nhà nước nên mặt hàng có mệnh giá lớn, thường phải đợi xét duyệt, và đồng ý của cơ quan cấp trên, mới có tiền thanh toán. Các công ty có khoản nợ thường xuyên lâu
Tài sản cố định của công ty gồm có: Máy tính dùng cho các phòng, một chiếc Tivi, …TSCĐ được đầu tư nhưng với tốc độ chậm, do đây là doanh nghiệp thương mại nên nhu cầu về tài sản cố định không cao. Vì thế, tổng TSCĐ của công ty tính ra đến nay chỉ có 26.790.000 đồng chiếm 0.8% trong tổng tài sản của công ty.
Với cơ cấu vốn tài sản như trên, về trực giác có thể thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tốt nhưng khả năng thanh toán biến động như thế nào qua các năm, muốn đánh giá được phải dựa vào việc tính toán các tỷ số:
h¹n ng¾n Nî déng lu n s¶ Tµi hµnh hiÖn to¸n thanh sè Tû =
Từ số liệu trên bảng được tính toán : Năm 2005:15,378
Năm 2006:10,575 Năm 2007: 2,654
Khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Từ số liệu trên bảng được tính toán : Năm 2005:14,38
Năm 2006: 9,42 Năm 2007: 2,34
Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm quá nhanh sau 3 năm, từ 14,38 năm 2005, xuống 9,42 năm 2006 và giảm rất nhanh chỉ còn 2,34 năm 2007( khả năng thanh toán nhanh)
Cho thấy, công ty kinh doanh ngày càng trở nên mạo hiểm hơn. Khả năng thanh toán hiện hành giảm qua 3 năm đã giải thích là tiền mặt tại quỹ giảm, thay vào đó hàng tồn kho lại tăng, từ đấy đưa ra giả thuyết việc tiêu thụ hàng hoá của công ty gặp vấn đề khó khăn, khiến lượng hàng tồn công ty còn nhiều, hoặc do công ty mở rộng số lượng mặt hàng. Thực tế cho thấy, số lượng hàng nhập về năm 2006, 2007 tăng dần từng năm, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn, nên công ty phải thường xuyên có hàng dự trữ trong kho. Hàng tồn kho mặc dù tăng, nhưng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, chỉ có 389.409.048 đồng, thấp hơn rât nhiều so với tiền mặt tại quỹ và các khoản phải thu khách hàng.
Biểu 5: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Phú Đức
Đơn vị: Đồng
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty đã vượt kế hoạch đặt ra,
tuy nhiên lợi nhuận của Công ty lại thấp hơn so với kế hoạch, do chi phí sản xuất kinh doanh vượt ra ngoài dự tính. Cụ thể:
Doanh thu thuần thực hiện năm 2006 là 1.015.276.265 đồng, vượt qua kế hoạch thực hiện là 1.015.276.265 – 1.000.000.000 = 15.276.265 đồng, tương tự như vậy kế hoạch năm 2007 đạt 2.557.411.286 đồng vượt so với kế hoạch là 2.557.411.286- 1.500.000.000 = 1.057.411.286 đồng, thấy được kế hoạch về doanh thu của Công ty đã được thực hiện tốt.
Tuy nhiên, việc tăng doanh thu so với kế hoạch vẫn không làm cho lợi nhuận của Công ty đạt được mức như mong muốn, do chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch quá lớn: năm 2006 chí phí thực tế là 1.470.675.905 đồng trong khi đó, theo kế hoạch chi tiêu, thì chi cho hoạt động kinh doanh của năm 2006 là 970.588.235 đồng , năm 2007 chi tiêu thực tế cho hoạt động kinh doanh là 2.053.965.115 đồng , trong khi đó, kế hoạch chi tiêu năm 2007 là 1.463.235.295 đồng. Việc chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch đã làm cho lợi nhuận của Công ty không đạt theo như kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu đã vượt kế hoạch Lợi nhuận năm 2006, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 9.673.159 đồng, năm 2007 chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch đầu năm là 25.000.000 đồng, trong khi đó lợi nhuận thực tế của Công ty chỉ có 22.334.800 đồng, thấp hơn sơ với chỉ là 2.665.200 đồng.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch
1.Doanh thu thuần 1.015.276.265 1.000.000.000 2.557.411.286 1.500.000.000 2.Giá vốn hàng bán (837.223.319) (734.112.594) (1.891.098.700) (1.200.000.000) 3. Chi phí QLKD (633.452.586) (236.475.641) (162.866.415) (263.235.295) 4.Lợi nhuận trước thuế 15.186.531 29.411.765 32.860.000 36.764.705 5.Thuế TNDN (4.859.690) (9.411.765) (10.515.200) (11.764.705) 6.Lợi nhuận sau thuế 10.326.841 20.000.000 22.344.800 25.000.000
Như vậy, kế hoạch chung của Công ty đã không đạt như mong muốn qua hai năm, do đó, Công ty cần phải có sự xem xét lại kế hoạch đặt ra, xem việc lập kế hoạch đã sát với thực tế hay chưa. Đã tính toán đến sự biến động của môi trường xung quanh? Một nguyên nhân khác, khiến cho chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty, việc tiêu hao các nguồn lực một cách không cần thiết trong quá trình kinh doanh, điều này đòi hỏi Công ty phải đưa ra những biện pháp khác để làm giảm các khoản chi này. Tuy nhiên ta thấy, qua hai năm thực hiện, kế hoạch về lợi nhuận của Công ty đều không đạt yêu cầu, điều này là một câu hỏi cho những kế hoạch đặt ra của Công ty.
Việc lợi nhuận, qua hai năm chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng vẫn tăng trưởng đều, cụ thể lợi nhuận năm 2006 là 10.326.841 đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 22.344.800 đồng, tức là tăng lên 12.017.959 đồng, tương đương với 116.23%, điều này được giải thích bởi sự tăng lên nhanh chóng của doanh thu, và chí phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm đi phần nào, qua đây cũng thấy được sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm, tuy vậy việc lợi nhuận năm 2007 tăng lên so với năm 2006 nhìn về phía trực giác có thể kết luận, là hoạt động kinh doanh của Công ty có sự mở rộng, nhưng cũng không thể đi đến một kết luận là hiệu quả kinh doanh của năm 2007 cao hơn so với năm 2006, để đanh giá hiệu quả này, chúng ta phải sử dụng một loạt những phân tích khác nhau, như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty như thế nào, doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi tài sản,.. của năm 2007 có chắc lớn hơn năm 2006. Ta xem xét bảng sau:
Biểu 6: Một số chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện năm 2006, 2007
Đơn vị: phần trăm(%)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1.Doanh lợi vốn chủ 0,516 1,12 1,724 2.Doanh lợi tài sản 0,483 0,673 0,863 3.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 1,017 0,8736 0,7302
4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 1,23 1,18 1,23 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2007 và năm 2008 cao hơn so với năm 2006, tuy nhiên
doanh lợi tiêu thu sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận trên giá thành năm 2007và năm 2008 lại thấp hơn so với năm 2006. Lợi nhuận của Công ty qua ba năm có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng, vậy nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của