CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình chung.
2.1.1.1. Đánh giá chung:
- Da – Giầy là ngành thu hút và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội.
- Là ngành có lợi thế xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu lớn (Trên 90% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu sang các nước trên thế giới)
- Chịu sức ép trực tiếp của tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Quá trình hội nhập tạo nhiều cơ hội cho ngành Da – Giầy phát triển, song cũng gặp không ít thách thức.
- Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất và xuất khẩu giầy lớn trên thế giới. Ngành tiếp tục có điều kiện phát huy được các lợi thế và tranh thủ thời cơ thuận lợi mới để phát triển cùng với một số nước trong khu vực Châu Á ( Khu vực có tỷ trọng sản xuất giầy lớn nhất trên thế giới).
2.1.1.2. Số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động.
- Tổng số doanh nghiệp của ngành: 507 doanh nghiệp - ( 385 Miền Nam – 10 Miền Trung – 112 Miền Bắc) - Tổng số lao động: 610.000 lao động.
- Thu nhập bình quân/lao động: Phía Bắc: 1.200.000 – 1.700.000 đ - Phía Nam: 1.500.000 – 2.300.000 đ
- Cơ cấu giới tính nam/nữ: 20 – 80 %
- Năm 2008, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, đời sống của người lao động không được đảm bảo làm cho nhiều lao động di dời hoặc bỏ việc, các Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép trong thu hút lao động mới, trong việc giao hàng đúng thời hạn…
2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu.
Ngành Da – Giầy Việt Nam một ngành xuất khẩu mũi nhọn đứng thứ ba trong đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, thuế chống bán phá giá giầy mũ da vào EU và đặc biệt việc EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan GSP,…nhưng kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2008 ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17% và vượt kế hoạch đặt ra (4,5 tỷ USD)
Bảng 1: Kim ngạch XK ngành Da – Giầy 2006-2008 và dự kiến 2009.
Đơn vị: triệu USD – triệu đôi
Năm 2006 2007 2008 Dự kiến 2009 KIM NGẠCH XUẤTKHẨU Tổng số Tăng trưởng Tổng số Tăng trưởng Tổng số Tăng trưởng Tổng số Tăng trưởng 1. Số lượng 579,28 3.591,5 18.10% 502,79 3.993,28 11.21% 620,000 4.700,00 17,00% 680,00 5.300,00 16,00% 2.Kim ngạch xuất khẩu
(Nguồn: Thống kê hiệp hội Da Giầy Việt Nam)
2.1.1.4. Định hướng phát triển năm 2009 đến 2015.
Định hướng và mục tiêu phát triển:
- Về sản xuất – kinh doanh: Với kết quả đạt được của những năm qua, toàn ngành Da – Giầy dự kiến phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2009: 5,3 tỷ USD tăng trưởng 16% và 6,2 tỷ USD vào năm 2010.
- Về thị trường, phát triển thương hiệu và uy tín doanh nghiệp: Năm 2009, ngành hướng tập trung thúc xây dựng thương hiệu, thực hiện quảng bá ngành công nghiệp, khuyến khích
- Doanh nghiệp tăng cường quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hội chợ triển lãm, mở các văn phòng, thành lập các trung tâm thương mại tại các thị trường lớn, thực hiện giao dịch điện tử trên Internet; tập trung phát triển thị trường
nội địa, thiết lập các kênh phân phối nội địa, hỗ trợ và phát triển các làng nghề, cơ sở sản xuất giầy truyền thống nhằm nâng cao chất lượng giầy dé, mẫu mã cung cấp cho thị trường nội địa, nâng sức cạnh tranh của các sản phẩm so với giầy Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.
- Về sản phẩm: Xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang của thị trường. Đầu tư các phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt trình độ quốc tế nhằm kiểm soát chất lượng và nâng cao uy tín của sản phẩm và thương hiệu hàng Việt Nam;
- Về môi trường: Thành lập trung tâm phân tích kiểm nghiệm giày, vật tư, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đồng thời có các biện pháp cải thiện, bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tích cực quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14 000.
- Về công nghệ thuộc da: Phát triển công nghệ thuộc da tại các Doanh nghiệp và cơ sở thuộc da trong nước, nâng cao chất lượng nguồn da nguyên liệu trong nước bằng cách cải tiến phương pháp lột mổ, ngay cả trong điều kiện giết mổ thủ công, lột da theo phương pháp treo (như khuyến cáo của tổ chức FAO). Thực hiện các biện pháp sử dụng lại nước thải của một số công đoạn quan trọng, xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận xử lý nước thải tại các Doanh nghiệp và cơ sở thuộc da, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm,…