Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

I. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC

1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc

1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc đến năm 2010 đến năm 2010

Quan điểm:

Giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, cần sự kết hợp đầu tư của nhà nước, các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các tổ chức đoàn thể, cả cộng đồng và bản thân người lao động, đặc biệt là phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh.

Tạo môi trường đầu tư để thu hút đầu tư thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tất cả các thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Phát triển công nghiệp làm nền tảng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, từ đó tạo sự tăng trưởng cao, kích thích các ngành dịch vụ phát triển, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn

Định hướng:

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển vườn cây ăn quả, rau sạch, chăn nuôi hộ gia đình, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp( tiểu thủ công nghiệp, công

nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng) với cơ hội việc làm lớn hơn và mức thu nhập cao hơn; từng bước nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh, ưu tiên khu vực nông thôn miền núi, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc( huyện Tam Đảo, Lập Thạch).

- Có biện pháp mạnh trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở các vùng giành đất cho khu, cụm công nghiệp trong tỉnh( Quang Minh, Hương Canh, Khai Quang); Hỗ trợ đào tạo nghề định hướng cung cấp lao động cho các khu cụm công nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Mục tiêu:

- Mỗi năm giải quyết việc làm từ 24 đến 25 nghìn người/năm. Kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 2%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w