Tình hình phát triển kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng (Trang 31 - 36)

GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006.

-Các chỉ tiêu tổng hợp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII; giai đọan 2001-2006 và măm 2006, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của toàn dân, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,7%, cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%). Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,2%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.453 tỷ

đồng, đạt 107,7% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 158 triệu USD, tăng 18,5%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 18%. Lượng khách du lịch du lịch đến Lâm Đồng đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng 25%. Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tăng 8,8%. Năm 2006 Lâm Đồng đã thu hút được 48 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.137 tỷ đồng. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động còn hiệu lực tính đến 10/4/2007 là 84 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 305.079.148 USD.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích…

Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; có một số dự án hạ tầng xã hội đã phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

-Cơ cấu kinh tế:

Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng ngành nông-lâm- thủy chiếm 48,2%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 21,2% ngành dịch vụ chiếm 30,6% trong GDP của tỉnh.

Nền kinh tế văn hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Trong 5 năm qua, tỷ lệ lệ đóng góp vào GDP của thành phần kinh tế

nhà nước đạt 26,6%, kinh tế tập thể 2,4%, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 67,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,3%.

Nhìn chung hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Một số doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, điều, tơ tằm … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả.

-Mức sống dân cư:

Đến năm 2005 dân số trung bình tỉnh Lâm Đồng có 1.174.000 người, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,95% năm 2000 xuống còn 1,62% năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay số lượng người di cư tự do nhập cư vào Lâm Đồng khá lớn, nên tỷ lệ tăng dân số chung của Lâm Đồng thời kỳ 2001-2005 còn rất cao, bình quân 2,5%/năm.

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 113.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 22.600 lao động.

Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện; năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 6.1 triệu đồng. Chương trình xóa đói giảm nghèo được toàn xã hội quan tâm, tỉ lệ hộ đói nghèo từ 13% năm 2000 xuống còn dưới 8% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 23,7%, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 27% năm 2001 xuống còn 20% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 55,1%.

Tính đến tháng 10/2006 số hộ nghèo giảm 4.654 hộ, còn 53.634 hộ, chiếm tỷ lệ 21,44% .

-Về đầu tư:

Giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.250 tỷ đồng, bằng 42,1 GDP, trong đó vốn ngân sách nhà nước (kể cả Trung ương, địa

phương, tín dụng) chiếm 42,9%, vốn của các doanh nghiệp và của nhân dân 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA) 10,4%.

Cơ cấu đầu tư đã chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông-lâm-thuỷ chiếm 19,7%; ngành công nghiệp 22,6%; ngành dịch vụ 21,5%; kết cấu hạ tầng 36,2%.

Trong thời kỳ này nhờ đầu tư đúng hướng nên nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được nâng cấp như: quốc lộ 20, 27, 28, sân bay Liên Khương, đường cao tốc từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn, mở đường 723 đi Nha Trang; hệ thống đường nội thị ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, đường giao thông đến các khu du lịch, hoàn chỉnh nhiều tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.

Về thực hiện các chương trình kinh tế xã hội:

-Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện chủ trương đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiể số, tỉnh đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổng nguồn vốn đầu tư 277.004 triệu đồng với kết quả thực hiện như sau:

-Chương trình 135:Tổng số xã được đầu tư là 49 xã, vốn đầu tư 126.115 triệu đồng, đã thực hiện một số hạng mục quan trọng như: 536 km đường giao thông nông thôn, 307 phòng học, 7 trạm xá, 87 km đường điện hạ thế, 27 công trình thuỷ lợi nhỏ, 8 chợ, 6 côngt trình cấp nước sạch sinh hoạt. Chương trình 135 của chính phủ được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng. Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà ở giáo viên, nước sạch sinh hoạt, thủy lợi nhỏ… phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.

Trình độ của cán bộ xã được nâng lên trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, góp phần giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, thực hiện yêu cầu trương trình 135 là “xã có công trình, dân có việc làm

để tăng thu nhập” còn hạn chế, công tác giám sát công trình của xã còn yếu, một số công trình chất lượng chưa cao.

- Chương trình trung tâm cụm xã:

Toàn tỉnh có tám trung tâm cụm xã với tổng số vốn đầu tư 53.223 triệu đồng; đến nay đã cơ bản hoàn thành năm trung tâm cụm xã; thực hiện được một số hạng mục lớn như: 33,4 km giao thông nông thôn, 8 trạm y tế, 139 phòng học, 68 phòng ở gíao viên, 5 khu thương mại.

Chương trình trung tâm cụm xã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra được nơi giao lưu văn hóa, thuận lợi cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân.

-Tình hình giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Tổng diện tích cần khai hoang 7.191 ha, với kinh phí là 40.450 triệu đồng. Trong các năm qua, đã giao được 6.728/7.191 ha, đạt 93,6% so với kế hoạch, cho 7.958/8.503 hộ đồng bao dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất, với tổng kinh phí thực hiện là 30.598 triệu đồng; số còn lại đang tiếp tục triển khai thực hiện để giao tiếp.

-Chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đã đầu tư 41.650 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 7.182 căn nhà, bình quân mỗi căn nhà được hỗ trợ 5-6 triệu đồng; ngoài ra chương trình làm nhà ở tình thương cho đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ nghèo đặc biệt khó khăn được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, các cấp, cá ngành quan tâm thực hiện, đã giảm bớt khó khăn về nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho công tác định canh định cư ngày càng ổn định, thôn buôn được khang trang hơn.

-Chương trình hỗ trợ bắc điện cho đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện đề án phát triển điện nông thôn, chương trình hỗ trợ vay vốn mắc điện nhánh rẽ vào nhà các đối tượng chính sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã bố trí 21.126 triệu đồng để đầu tư đường dây nhánh rẽ từ lưới điện hạ thế vào nhà, bình quân hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng 600.000đồng.

Nhìn chung, các chương trình đã thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và mục đích đề ra. Các chương trình dự án đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

-Chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp:

Tổng diện tích giao khoán 306.164 ha cho 7.256 hộ, 97 tập thể, trong đó có 6.184 hộ dân tộc thiểu số, khoanh nuôi tái sinh 11.552 ha cho 512 hộ. Thông qua công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập bình quân 1,2-1,5 triệu/hộ /năm.

Ngoài ra, dự án bào vệ rừng và phát triển nông thôn đã giao đất lâm nghiệp có rừng cho 1.774 hộ gia đình với 8.647 ha, các hộ tự đầu tư tiền vốn, lao động để quản lý, bảo vệ, làm giàu rừng và được hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Gia tăng nguồn lực chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)