2.1. Nợ công tăng cao:
- Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2009 lên tới 47,5% GDP. Tổ chức này cũng đưa ra dự đoán GDP năm nay sẽ tăng trưởng mức 6,5% hoặc cao hơn. Do nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, với những cơ quan Nhà nước đua nhau bày ra những dự án tốn kém, nên nợ công của Việt Nam có nguy cơ tăng nhanh nếu không được kiểm soát chặt.
- Theo tài liệu World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam trong năm 2008 chỉ ở mức
hơn 38% GDP, nhưng đến năm 2009 đã tăng vọt lên đến 52%, đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ công.
- Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về nội dung nợ công trong sáng ngày 10/06/2010, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính – Vũ Văn Ninh khẳng định: “con số nợ công, khái niệm nợ quốc gia, nợ Chính phủ là hoàn toàn chính xác, đã bao gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước tự vay, tự trả, đã bao gồm nợ bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp”.
Nợ Chính phủ: hiện nay là 41,9% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 58,8% GDP, và 41,2% nợ trong nước.
Nợ nước ngoài: có 86,5% vay dài hạn là vay ODA, vay của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, vay của Nhật Bản. Thời hạn vay từ 30 đến 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất từ 0,75% cho đến trên 1% tùy theo các khoản vay. Thực tế các khoản vay này chính là vay cho các dự án rất lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ và một số cảng biển, công trình thủy lợi quan trọng. Vay ngắn hạn nước ngoài, lãi suất thông thường có thể bằng thị trường hoặc thấp hơn thị trường một chút, không ưu đãi bằng ODA là 13,5%.
Qua đó, ta thấy được nợ công đang tăng đến ngưỡng báo động, cần phải cân nhắc thật kỹ về vấn đề nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) trong giai đoạn tới 2011 - 2015.
2.2. Lãi suất vay “thƣơng mại":
Lãi suất vay ưu đãi nước ngoài đang tăng lên, tạo thêm gánh nặng nợ ngày càng lớn cho nước ta.
Ông James Adams, phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Việt Nam đã dịch chuyển từ vị trí “quốc gia nghèo, nợ nhiều” sang vị thế quốc gia có thu nhập trung bình trong vòng chưa đến bảy năm”. GDP của VN là 1.086 USD/người vào năm 2008. Đồng thời WB cũng thông báo cho VN vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển (IBRD). Thực tế vay từ IBRD đồng nghĩa với vay lãi suất “thương mại” tức lãi suất LIBOR sáu tháng cộng lãi suất biên thay đổi hoặc lãi suất biên cố định. Lãi suất này lớn hơn nhiều so với lãi suất vay ODA khi Việt Nam là “quốc gia nghèo”. Lúc đó, Việt Nam vay từ Quỹ IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) các khoản vốn rất ưu đãi, có thời gian đáo hạn 35-40 năm với lãi suất ưu đãi hoặc bằng không.
2.3. Nhu cầu tăng trƣởng ODA cho các dự án lớn :
Năm 2010, muốn đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã hoạch định rất nhiều dự án lớn, điển hình: dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội (12,607 tỷ yên); dự án đường bộ cao tốc nối từ cầu Nhật Tân, Hà Nội đi Sân bay quốc tế Nội Bài (6,5 tỷ yên); dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,6 tỷ
yên); dự án khôi phục quốc lộ 1 giai đoạn 3 đoạn Cần Thơ - Cà Mau (1,03 tỷ yên); và dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội (1,005 tỷ yên); dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam; dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam; dự án xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc…
Các dự án nêu trên muốn khả thi phải cần rất nhiều nguồn vốn tài trợ. Do đó, Việt Nam cần xem xét đề ra chính sách thu hút các nguồn vốn hiệu quả, mà nổi bật nhất là nguồn vốn ODA.
Nhìn chung, hơn lúc nào hết, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho ngân sách nhà nước cần phải được xem xét kỹ càng, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), một nguồn vốn góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội quốc gia phát triển. Trong những năm tới nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu, kết hợp hài hòa giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu, vận động một cách hợp lý, linh hoạt để tận dụng hết cơ hội nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn vốn ODA và đầu tư nước ngoài bên cạnh việc phát huy tối đa nguồn nội lực. Một vấn đề quan trọng hàng đầu là cần lượng hóa số vốn cần thiết, khả năng huy động trong từng thời điểm và mức độ giải ngân vốn cụ thể nhằm bảo đảm nguồn vốn cung cấp liên tục cho phát triển.