- Phương hướng hoạt động nhập khẩu và cạnh tranh ở Việt Nam .
Để tạo điều kiện về vật chất triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm (2001- 2010). Chính phủ ta đang có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.
Và để tiến tới ra nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực thì Việt Nam, đang có xu hướng giảm thiểu các loại thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó các sản phẩm trong nước phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.Chính phủ chỉ bạo hộ một số ngành mang tính chất ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Phương hướng nhập khẩu và cạnh tranh của công ty.
Do chủ trương của Đảng trong thời điểm hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng trong nước, và chỉ khuyến khích nhập khẩu các loại máy móc thiết bị chuyển giao công nghệ, vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Chính những chủ trương này sẽ tạo cơ hội cho việc hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp trong nước, nhưng nó cũng tao ra một môi trường cạnh tranh quyết liệt hơn. Thấy rõ được thời cơ và những thách thức này công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể phát triển hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Bởi vì hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ đạo đem lại doanh thu và lợi nhuận
cho công ty. Phương hướng của công ty là củng cố các bạn hàng cung cấp và tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng: Vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được rỡ bỏ, nên việc củng cố các bạn hàng truyền thống sẽ có được những điều kiện thuận lợi trong giao dịch và đàm phán, ký kết hợp đồng nhất là nhận được các ưư đãi đặc biệt do bạn hàng danh cho. Nhưng cũng cần tìm các nhà cung cấp tiềm năng nhằm rút ngắn thời gian giao nhận hàng để tranh thủ các cơ hội kinh doanh.
Củng cố và duy trì các mối quan hệ với khách hàng: Do teong hoạt động nhập khẩu của công ty là bán hàng nhập khẩu chiếm 80% nên việc củng cố và duy trì với những kháhc hàng sẽ tạo cho công ty luôn có mối quan hệ ổn định và bền vững, đông thời nhờ những mối quan hệ này công ty sẽ có những khách hàng mới.
Công ty sẽ phải đàu tư vốn để mở rộng sản xuất, chế biến những mặt hàng từ nguyên vật liệu nhập khẩu về nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn và không quá phụ thuộc và nhập khẩu.
Đồng thời công ty phải làm tốt công tác cán bộ tức là tiến hành đào tạo và đào tạo lại những cán bộ kinh daonh cho phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ. Tiếp tục tuyện dụng các nhân viên có năng lực vào công ty.
Công ty sẽ từng bước đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng cho khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các mặt hàng nhập khẩu về, có bảng báogiá chi tiết các mặt hàng, hoàn thiên các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng nhằm năng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của công ty.