Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất (Trang 51)

- Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành

34. Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là kinh tế quản lý theo kiểu tập trung quan liêu, bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố xã hội chủ nghĩa.

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường:

Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.

Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế.

Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất dưới đây:

Một phần của tài liệu Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w