Đặc điểm hành khách đi lại bằng xe buýt tại Hà Nội

Một phần của tài liệu 250173 (Trang 39)

Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu trong khu vực Hà Nội cũ (chiếm tới 78%), trong khi số hành khách đang sinh sống tại khu vực Hà Tây (cũ) chỉ chiếm khoảng 11%, cho thấy nhu cầu mở rộng vùng phục vụ của VTHKCC bằng xe buýt sang các địa bàn sau hợp nhất.

Hành khách sử dụng xe buýt đa số là học sinh - sinh viên (chiếm 65%), công nhân (15%), công chức, viên chức (8%) với mục đích chuyến đi chủ yếu là đi học và đi làm (chiếm 59%) đây là các chuyến đi thường xuyên và chiếm đa số trong tổng chuyến đi phát sinh trong đô thị.

Hành khách đi xe buýt chủ yếu là thu nhập thấp và cũng phù hợp với lý do để lựa chọn xe buýt là giá rẻ. Và xe buýt đã thực hiện đúng vai trò xã hội của mình.

Theo khu vực Theo nghề nghiệp

Theo thu nhập Theo mục đích chuyến đi

Hình 11: Phân tích đặc điểm hành khách sử dụng xe buýt tại Hà Nội.

Đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt.

- Khả năng tiếp cận của hành khách đi xe buýt hiên nay được đánh giá ở mức độ trung bình, khoảng 49% hành khách phải tiếp cận điểm dừng từ khoảng khách trên 500m, tăng hơn khoảng 7% so với năm 2005.

- Mức độ cung ứng thông tin cho hành khách còn nhiều hạn chế, số hành khách tiếp nhận thông tin về xe buýt qua các kênh thông tin đại chúng chỉ là 18%.

- Lý do lựa chọn dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội chủ yếu vẫn là giá vé hợp lý (50%), an toàn giao thông cũng là một ưu điểm để hành khách lựa chọn xe buýt (20%).

- Những người không sử dụng xe buýt cho rằng thời gian chờ đợi lâu (65%) và mức độ phục vụ kém (16%) và đi bộ xa (10%) là những lý do chính khiến họ từ chối dịch vụ xe buýt.

Khoảng cách hành khách phải đi đến điểm dừng

b. Thông tin cung cấp cho hành khách sử dụng xe buýt

Lý do hành khách chọn dịch vụ Lý do hành khách không thích sử dụng dịch vụ

Hình 12: Hành khách đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt tại Hà Nội. 2.7 Hiện trạng hệ thống vé.

Căn cứ theo Quyết định 35/2005/QĐ-UB về việc điều chỉnh giá vé VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hiện nay cơ cấu vé và giá vé đang được áp dụng bao gồm vé tháng (đơn tuyến, liên tuyến) và vé lượt (theo quãng đường và toàn tuyến). Về hình thức vé hiện đang sử dụng chủ yếu vé giấy, ngoài ra hình thức thẻ SMART CARD cũng mới ứng dụng thí điểm trên tuyến 32, chưa

Vé lượt:

Là loại hình vé phổ biến nhất hiện nay, hình thức bán vé là khi hành khách lên xe, nhân viên phụ xe bán vé và thu tiền với mức giá vé được quy định như sau:

- Với các tuyến có cự ly vận chuyển dưới 25km và các tuyến gom trong nội thành là 3.000 đ/vé

- Với các tuyến có cự ly vận chuyển từ 25 đến dưới 30 km là 4.000 đ/vé - Với các tuyến có cự ly vận chuyển từ 30 km trở lên là 5.000 đ/vé

Bảng 5: Các loại vé sử dụng trong vận tải công cộng bằng xe buýt Hà Nội.

Vé tháng:

Theo đối tượng sử dụng, vé tháng được phân ra làm 2 loại

- Vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên (học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể cán bộ, bộ đội đi học):

 Giá vé tháng 1 tuyến: 25.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng liên tuyến: 50.000 đ/vé/tháng

 Vé tháng bán cho đối tượng khác

Loại vé Hiệu lực Đặc điểm

Vé lượt Tại thời điểm Không yêu cầu giấy tờ của cá nhân

Nhân viên kiểm soát vé, bán vé và xe vé khi hành khách lên xe mua vé. Vé tháng 1 tuyến 1 tháng Cá nhân làm thẻ, có dán ảnh ghi các thông tin trên thể

Được kiểm soát khi lên xe bằng mắt của nhân viên kiểm soát vé.

Vé tháng

liên tuyến 1 tháng

Cá nhân làm thẻ, có dán ảnh ghi các thông tin trên thể

Được kiểm soát khi lên xe bằng mắt của nhân viên kiểm soát vé.

 Giá vé tháng đi 1 tuyến: 50.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng liên tuyên: 80.000 đ/vé/tháng. - Vé tháng bán cho các đối tượng khác

Ngoài ra, hiện nay riêng với tuyến 54: Long Biên – Bắc Ninh mức giá vé tháng được quy định như sau

- Giá vé tháng bán cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể cán bộ, bộ đội đi học)

 Đi 1 tuyến là 40.000 đ/vé/tháng.

 Đi liên tuyến là 80.000 đ/vé/tháng

 Giá vé tháng cho đối tượng khác

 Đi 1 tuyến là 80.000 đ/vé/tháng

 Đi liên tuyến là 120.000 đ/vé/tháng - Vé tháng bán cho các đối tượng khác.

Ưu điểm của hệ thống giá đang áp dụng hiện nay là đa dạng, người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn loại hình vé phù hợp với mình. Mặt khác, mức giá vé đó nằm trong khả năng chi tiêu của người dân và được người dân chấp nhận.

Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống giá vé này là chưa thống kê được chính xác được số lượng hành khách sử dụng xe buýt khi dùng vé liên tuyến, ngoài ra việc thống kê sản lượng hành khách sử dụng vé lượt hoàn toàn phụ thuộc vào sự khách quan của nhân viên phụ xe.

2.8 Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt.2.8.1 Mô hình quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. 2.8.1 Mô hình quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.

Hiện tại, công tác quản lý nhà nước về VTHKCC được thực hiện theo mô hình dưới đây, trong đó Trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT (TRAMOC) thuộc Sở là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng; có chức năng giúp Giám đốc Sở Giao thông Vận tải quản lý và điều hành

Hình 13 : Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.

Tuy nhiên , khái niệm Vận tải hành khách công cộng được hiểu trong chức năng của TRAMOC chỉ giới hạn chủ yếu trong hoạt động xe buýt nội đô, không bao gồm các loại hình dịch vụ VTHKCC khác (đường sắt quốc gia, xe buýt liên tỉnh, kế cận) cũng như taxi và xe ôm.

Trên cơ sở khảo sát hiện trạng công tác quản lý nhà nước về VTHKCC thủ đô Hà Nội, nhóm nghiên cứu tổng kết một số đánh giá sơ bộ như sau: Về VTHKCC Sở GTVT có chức năng và đang thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về vận tải xe buýt liên tỉnh, xe buýt đô thị, taxi và vận tải đường bộ trong đô thị.

Đối với quản lý nhà nước về xe buýt đô thị, Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC đã thực hiện các chức năng cơ bản sau:

Xác định mục tiêu phát triển: Về nhiệm vụ này, Trung tâm đã có cố gắng đề

xuất, tham mưu với Sở GTVT về các chính sách phát triển VTHKCC. Tuy nhiên, hiện tại một phần chính của chức năng này đang do Phòng Vận tải của Sở GTVT thực hiện.

Xây dựng chính sách phát triển: Về nhiệm vụ này, Trung tâm đã có cố gắng

đề xuất, tham mưu với Sở GTVT về các chính sách phát triển VTHKCC. Tuy nhiên, hiện tại một phần chính của chức năng này đang do Phòng Vận tải & Công nghiệp của Sở GTVT thực hiện.

Xây dựng quy hoạch: Chức năng này tuy đã được giao nhiệm vụ tuy nhiên

do cơ chế quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, đặc biệt là mô hình phân cấp hệ thống quy hoạch xây dựng và kinh tế xã hội đô thị còn nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến trung tâm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Giám sát và cưỡng chế thực hiện chính sách/quy hoạch: Chức năng này hiện

đang là nhiệm vụ hàng ngày chủ yếu của trung tâm quản lý & điều hành VTHKCC. Trung tâm đang tổ chức giám sát và thực hiện các chính sách

quản lý tuyến, trợ giá, vé, chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn gia nhập thị trường…

Cung ứng CSHT xe buýt: Trung tâm đang thực hiện tương đối tốt chức năng

này trong khuôn khổ các cơ sở hạ tầng đã được giao. Tuy nhiên, việc phát triển CSHT phục vụ xe buýt yêu cầu diện tích và đầu tư lớn thì thường vượt quá chức năng của trung tâm.

Khai thác CSHT xe buýt: Hiện tại trung tâm đang thực hiện chức năng này,

tuy nhiên do hạn chế về ngân sách, nhân lực và công nghệ cho nên chất lượng khai thác CSHT còn hạn chế.

2.8.2 Hệ thống văn bản pháp quy.

Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý vận tải HKCC bằng xe buýt. Việc thực hiện các đấu thầu, đặt hàng các tuyến xã hội hóa theo quyết định 113/2009/QĐ-UBND

Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của UBND Thành phố ban hành định mức dự toán chuyên ngành vận tải hành khách công cộng

Quyết định số 3066/2008/QĐ-GTCC ngày 12/12/1998 của Giám đốc sở GTCC (nay là Sở GTVT) về việc ban hàn quy định tạm thời về giám sát

2.8.3 Công tác quản lý doanh thu (hệ thống vé).

Hiện nay công tác quản lý doanh thu vẫn còn bỏ ngỏ, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị chỉ quản lý cuống vé lượt bán được cũng như số lượng tem vé tháng phát hành ra. Còn công tác quản lý vé, bán vé đều do các đơn vị tham gia thực hiện.

Vé lượt và vé tháng 1 tuyến được thống kê theo từng tuyến; riêng vé tháng liên tuyến được phân bổ cho từng tuyến theo hệ số riêng.

Công tác phân bổ doanh thu vé tháng liên tuyến cho từng tuyến hiện được tính toán dựa trên các yếu tố như:

- Hệ số năng lực từng tuyến (phụ thuộc vào cự ly tuyến, số lượt xe và loại phương tiện sử dụng).

- Tỷ lệ vé lượt của tuyến trên toàn mạng.

- Tỷ lệ vé tháng ưu tiêu của tuyến trên toàn mạng. - Tỷ lệ vé tháng bình thường của tuyến trên toàn mạng.

Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy hiện tại hệ số sử dụng vé tháng liên tuyến đã giảm đáng kể, kết quả khảo sát trong nghiên cứu đề án cho thấy hiện tại 66,7% (giảm 10% so với mức 77% trong khảo sát năm 2005) hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến. Trong số hành khach sử dụng vé liên tuyến, số chuyến đi bình quân một ngày của hành khách sử dụng vé liên tuyến là 4,16 chuyến/ngày( giảm 17% so với mức sử dụng vé tháng liên tuyến trong khảo sát năm 2005 – là 5 chuyến/ngày).

Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm mức sử dụng vé tháng liên tuyến có thể phân tích như sau:

- Với cấu trúc và phân bố mạng hiện tại, số lượng hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến đã không còn tăng mạnh như trong giai đoạn 2002-2005 mà dần đạt ổn định trong giai đoạn 2006-2008.

- Số lượng hành khách sử dụng vé lượt tăng do có sự điểu chỉnh về địa giới hành chính, số chuyến đi từ khu vực Hà Tây cũ đến khu vực nội thành Hà Nội tăng trong khi mức tiếp cận về vé tháng tại khu vực này thấp hơn so với khu vực nội thành.

- Số lượng điểm dừng đỗ giảm từ 1435 điểm năm 2005 xuống còn khoảng 1200 điểm dừng hiện tại.

- Việc điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút giao thông trọng điểm trong thành phố cũng có tác động phần nào đến khả năng trung chuyển của hành khách.

GTVT) để thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bảng 7 : Kết quả kiểm tra giám sát dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Lượt giám sát (lượt) 72.568 157.800 289.652

Lượt kiểm tra (lượt) 23.417 25.243 6.475

Tổng số lượt thực hiện 3.710.354 3.784.518 2.828.414

Số biên bản vi phạm được lập 171 193 223

Tỉ lệ % lượt giám sát/lượt thực hiện 1,96 4,17 10,24

Việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý, chất lượng dịch vụ xe buýt được đánh giá trên cơ sở các biên bản vi phạm được lập, qua số liệu thống kê ta thấy được tình hình vi phạm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt . Từ quí I năm 2009 trở đi, việc kiểm tra - giám sát chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thủ đô Hà Nội căn cứ vào hợp đồng đặt hàng và hợp đồng giao nhận thầu giữa đơn vị quản lý và đơn vị cung ứng dịch vụ. Nội dung quản lý phải đảm bảo thực hiện theo Quyết định số 34/2006/QĐ- BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý vận tải HKCC bằng xe buýt

Hình 14: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chất lượng dịch vụ qua giám sát.

Nhìn chung việc đánh giá chất lượng hoàn toàn thực hiện bằng phương pháp thủ công, tỷ lệ giám sát trên tổng sản lượng vận chuyển còn thấp, giám sát đơn thuần dựa vào quan trắc bằng mắt thường vì vậy khó có thể phản ảnh được hiện trạng chất lượng dịch vụ. Để đánh giá chính xác hơn chất lượng dịch vụ xe buýt, cần thực hiện điều tra ý kiến khách hàng để có nhận xét khách quan và chính xác hơn.

CHƯƠNG III :

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 3.1 Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2010 -2020.

Theo “ Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn năm 2010 – 2020” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của cả nước nói chung và thủ đô Hà nội nói riêng giai đoạn 2010 – 2020 sẽ bao gồm những quan điểm, mục tiêu và nội dung sau:

3.1.1 Quan điểm.

1. Giai đoạn 2010-2020, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải. Phù hợp với quy hoạch dân cư, khu công nghiệp của từng tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời tạo thuận lợi cho người khuyết tật khi sử dụng phương tiện công cộng.

3. Ưu tiên lựa chọn phương tiện vận tải hành khách công cộng ít tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, an toàn và thân thiện với môi trường.

4. Khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát và điều hành hoạt động của xe buýt, đảm bảo chất lượng và dịch vụ cho người dân cũng như việc xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình hoạt động của xe buýt trên tuyến.

5. Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng: hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; cung cấp dịch vụ thuận lợi và khuyến khích người dân sử dụng nhằm tạo thói quen sử dụng xe buýt, ngăn ngừa tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị khác.

3.1.2 Mục tiêu.

a) Tạo ra một mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị và từ trung tâm đô thị đến các huyện thị thuộc tỉnh, thành phố, từ các đô thị đặc biệt đến các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp;

b) Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp

Một phần của tài liệu 250173 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w