Xác định lộ trình tuyến 08

Một phần của tài liệu 231900 (Trang 39)

3.2.1. Nguyên tắc xác định lộ trình

Lộ trình tuyến có thể được hiểu là thứ tự các tuyến đường (phố) trên một hành trình nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận tải. Có thể coi lộ trình chính là sự cụ thể

Với vai trò quan trọng như vậy lộ trình của tuyến phải thỏa mãn các yêu cầu sau :

- Phải đi theo các hướng trục chính : Vì các hướng trục chính sẽ phục vụ như cầu đi lại chủ yếu của người dân. Đảm bảo yêu cầu này sẽ giúp khả năng phục vụ Yêu cầu này xuất phát từ chức năng phục vụ của xe Bus trong nền kinh tế quốc dân

- Phải đi qua các điểm thu hút lớn với cự ly hợp lý : Lộ trình của xe Bus đi qua các điểm thu hút lớn để có thể phục vụ được số lượng hành khách lớn nhất tức là đảm bảo mục tiêu phục vụ. Đồng thời hành trình xe Bus phải có độ dài hợp lý, phù hợp với quy mô, diện tích thành phố. Sự kéo dài của 1 tuyến xe Bus sẽ khiến tính kinh tế giảm sút thông qua việc hệ số trùng lặp tuyến quá lớn. Chiều dài hợp lý lộ trình của 1 tuyến bus có thể được xác định qua công thức sau

LHK ≤ LM≤ (2-3) LHK

- Lộ trình phải tương thích với cơ sở vật chất hạ tầng : Một cách tổng quát, lộ trình của tuyến phải đựợc xác định trên cơ sở khảo sát thực tế. Căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng lộ trình cho tuyến. Chính vì vậy lộ trình của tuyến phải phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có của những khu vực mà nó đi qua, tránh tình trạng xe Bus chạy là tắc đường, hay đường phố nhỏ mà lại dùng xe lớn chạy và ngược lại…

- Lộ trình phải đi qua các tuyến phố có đủ điều kiện để đặt các điểm dừng đỗ : VTHKCC bằng xe bus chủ yếu hoạt động trong phạm vi thành phố - nơi được coi là “đất chật người đông” nên lộ trình của tuyến sẽ quyết định trực tiếp đến việc bố trí các công trình phục vụ cũng như loại phương tiện sử dụng. Lộ trình của các tuyến Bus không thể đi qua hay không nên đi qua những đường phố của các khu vực có diện tích vỉa hè, đường phố quá nhỏ như khu vực hạn chế phát triển (phố cổ) vì tại đó không có đủ diện tích để bố trí nhà chờ, biển báo và các phương tiện sử dụng cũng phải có sức chứa rất nhỏ nên không kinh tế.

- Lộ trình phải phù hợp với các quy định quy chế của nhà nước : Điều này được hiểu là phạm vi hoạt động của các lộ trình bị hạn chế bởi các quy định như lộ trình của xe Bus không được chạy qua đường cao tốc hay lộ trình của xe Bus giữa chiều đi và chiều về bị khác nhau do sự hạn chế của các tuyến đường 1 chiều…

- Lộ trình được xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc kéo dài hoặc cô động lại trong tương lai : Quá trình đô thị hóa khiến thành phố được mở rộng do đó mạng lưới VTHKCC cần được phát triển tương xứng. Điều này thể hiện ở việc lộ trình của các tuyến xe Bus có thể được kéo dài ra hoặc thu hẹp lại do số lượng tuyến hình thành nhiều lên. Do đó các lộ trình của tuyến khi xây dựng cần tính toán đến việc có thể được kéo dài hay rút ngắn trong tương lai.

Tóm lại : Sự phối hợp giữa tổ chức giao thông và và mạng lưới hệ thống giao thông trong thành phố phải rất chặt chẽ để tránh tình trạng “hạn chế” lẫn nhau.

3.2.2. Xác định lộ trình cho tuyến 08

Lộ trình của tuyến 08 có được bắt đầu và kết thúc bởi 2 điểm đầu cuối là Đông Mỹ và Long Biên. Lộ trình hiện nay của tuyến có dạng “xuyên tâm” đi qua một phần khu phố cổ, chạy qua trung tâm thủ đo ( Bờ hồ ) trước khi chạy ra ngoại thành thủ đô trên các đường vành đai và đường quốc lộ. Phân tích cụ thể hơn

- Với lộ trình đi qua các tuyến phố chính như trên tuyến 08 sẽ đáp ứng rất nhiều nhu cầu của hành khách – đó là nhu cầu học tập của học sinh sinh viên, nhu cầu đi làm việc của cán bộ công nhân viên, nhu cầu làm ăn buôn bán và cả nhu cầu đi mua sắm… Lộ trình của tuyến 08 qua rất nhiều những điểm thu hút lớn như bến xe Long Biên, bến xe Giáp Bát, Bến xe Nước Ngầm, chợ Mơ, chợ Long Biên…

- Tuyến 08 hiện nay đi qua khá nhiều các đường phố lớn đẹp có diện tích đường, vỉa hè lớn như Lý Thường Kiệt, Giải Phóng… nhưng cũng có những tuyến đường nhỏ và thậm chí là rất nhỏ như đoạn Bạch Mai – Đại La hay Ngọc Hồi – Đông Mỹ. Tại những đoạn đuờng này vỉa hè rất nhỏ nên chỉ có thể bố trí biển báo,

cơ sở hạ tầng cũng chưa thật đảm bảo với nhiều đoạn đường xấu đang trong quá trình tu sửa…

- Lộ trình của tuyến chiều đi và chiều về không trùng khớp trên 1 tuyến đường vì bị chi phối bởi qui định đường 1 chiều trên các đường bà Triệu, Hàng Bài, Phố Huế…

Lộ trình của tuyến 08 hiện nay trên thực tế cũng đã được chỉnh sửa khá nhiều so với trước đây tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định như đã phân tích ở trên. Mặc dù vậy có thể coi đó là 1 lộ trình hợp lý trong bối cảnh đặt mục tiêu phục vụ lên hàng đầu và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chung trong toàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế như hiện nay.

3.3. Xác định điểm dừng đỗ trên tuyến 083.3.1. Yêu cầu đối với điểm dừng đỗ 3.3.1. Yêu cầu đối với điểm dừng đỗ

Điểm dừng là một công trình giao thông được đặt dọc theo hành trình của phương tiện vận tải công cộng. Điểm dừng là những vị trí được qui định cụ thể trên biểu đồ chạy xe, tại đó phương tiện ghé vào đón khách. Như vậy điểm dừng cũng chính là nơi hành khách chờ đợi phương tiện, do đó điểm dừng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin:

Với chức năng là điểm chờ đợi của khách, nhà chờ cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về các chuyến xe thông qua điểm đó. Những thông tin được thể hiện thông qua biển báo. Để đảm bảo thuận tiện cho sự quan sát của hành khách, biển báo cần có chiều cao tối thiểu là 1,6m, kích thước cần được tiêu chuẩn hóa với các thông tin về tuyến Bus chạy qua cũng như lộ tình cơ bản của chúng và gián cách chạy xe ... Trên biển báo cần ghi cụ thể các tuyến cũng như các tuyến đường chính

mà phương tiện công cộng đi qua. Tại mỗi điểm dừng biển báo là yếu tố không thể thiếu và các điểm dừng cần phải có tên

- Yêu cầu về diện tích

Mỗi điểm dừng đều có yêu cầu về diện tích nhất đinh. Hiện nay chưa có yêu cầu cụ thể về diện tích điểm dừng, tuy nhiên có thể hiểu diện tích của một điểm dừng gồm diện tích của biển báo, diện tích nhà chờ và diện tích xén vỉa hè. Trong ba yếu tố trên, diện tích của nhà chờ, diện tích xén vỉa hè có thể có hoặc không. Tại những điểm diện tích không cho phép thì có thể bố trí hoặc không bố trí nhà chờ, không tiến hành xén vỉa hè. Tuy nhiên tại những nơi có số lượng hành khách lớn thì nên bố trí nhà chờ để đảm bảo thuận lợi, an toàn cho hành khách. Một nhà chờ thường có khoảng 8 chỗ ngồi và không quá 10 chỗ đứng.

3.3.2. Nguyên tắc bố trí điểm dừng

Điểm dừng là một yếu tố của hệ thống giao thông, việc sắp xếp, bố trí nó cần tuân theo những nguyên tắc bố trí nhất định để đảm bảo phát huy tối đa công suất của điểm, tạo sự thuận lợi an toàn cho hành khách đồng thời không gây hạn chế lớn đến sự vận động (tốc độ) của các phương tiện lưu thông trên đường.

Các nguyên tắc bố trí điểm dừng như sau:

a, Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung để thực hiện thiết kế đối với cơ sở hạ tầng cho hệ thống vận tải hành khách công cộng nói riêng và các điểm dừng nói chung là an toàn và mỹ quan đô thị.

Việc thiết kế phải nhằm mục tiêu đưa vận tải công cộng phải trở thành một phần đặc trưng của hình ảnh đường phố sánh với các hàng cây duyên dáng và toà nhà trang trí đẹp ví dụ như hình ảnh các ga tàu điện ngầm ở Paris, London hoặc Moscow chính là một phần cảnh quan đô thị của Thành phố. Đến khi nào giao

thông công cộng trở thành một phần cảnh quan của thành phố thì nó mới được chấp nhận là một phương tiện đi lại chủ yếu trong đô thị.

b, Nguyên tắc cụ thể

- Điểm dừng dọc đường phải là trung tâm thu hút hành khách, bảo đảm cho đoạn đường đi bộ của hành khách là nhỏ nhất

Những điểm phát sinh nhu cầu gồm cơ quan xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh… Các điểm dừng cần phải đặt gần các điểm phát sinh nhu cầu lớn vì có như vậy mới có thể thu hút được hành khách, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Mặt khách các điểm dừng đặt gần các vị trí của các điểm thu hút sẽ góp phần làm giảm quãng đường đi bộ của hành khách. Nếu các điểm dừng đặt ở xa các điểm phát sinh nhu cầu sẽ khó đảm bảo tính thuận tiện cho hành khách vì họ phải đi một quãng đường xa, do đó họ có thể lựa chọn phương tiện cá nhân thay vì xe bus.

- Khoảng cách giữa các điểm dừng với nút giao thông phải đảm bảo tính thông qua của các nút giao thông, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các phương tiện khác.

Để tạo điều kiện thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, sang đường thì các điểm dừng thường được bố trí gần nút giao thông. Tuy nhiên, để sự dừng đỗ của của xe bus không hạn chế khả năng chuyển hướng ( rẽ phải ) của phương tiện khác, khoảng cách nhỏ nhất giữa điểm dừng với các nút giao thông là 25 mét – 30 mét.

Căn cứ vào tương quan vị trí giữa điểm dừng và nút giao thông người ta tiến hành phân loại điểm dừng ra thành ba loại gồm :Điểm dừng gần (near side) là điểm dừng là điểm dừng được bố trí gần giao lộ bên này (chưa băng qua giao lộ), điểm dừng xa (far side) là điểm dừng được bố trí gần giao lộ nhưng ở phía bên kia ( đã băng qua giao lộ); ngoài ra còn có 1 loại điểm dừng nữa là loại điểm dừng ở giữa (midblock) được bố trí giữa tuyến đường, cách xa giao lộ.

Mỗi loại điểm dừng có ưu thế và hạn chế riêng trong việc bố trí tùy theo điều kiện cụ thể.

Điều kiện quan trọng khi bố trí điểm dừng là: Sự thuận lợi cho hành khách khi thay đổi lộ trình. Những điểm dừng phải được bố trí ở những nơi bảo đảm an toàn cho hành khách, bảo đảm thuận tiện cho việc lên xuống và không cản trở người đi bộ. Tại những nơi giao nhau của hai hay nhiều tuyến xe buýt, các điểm dừng phải được bố trí sao cho khoảng cách đi bộ là ngắn nhất khi hành khách có nhu cầu thay đổi lộ trình. Tùy theo địa hình của nút là ngã mấy mà bố trí lọai điểm dừng hợp lý. Một cách tổng quát thì điểm dừng gần sẽ gây ra ít trở ngại hơn khi người đi bộ băng qua từ đường từ phải sang trái hoặc xe cộ rẽ phải. Trong trường hợp ngược lại điểm dừng xa được đánh giá tốt hơn. Trong trường hợp nếu đường kính rẽ phải của xe lớn hơn đường kính rẽ phải tại giao lộ thì áp dụng hình thức điểm dừng xa tốt hơn.

So với điểm dừng ở giữa, điểm dừng gần và xa thường được đánh giá cao vì nó tạo thuận lợi cho hành khách trong việc chuyển tuyến. Để giảm thiểu thời gian dừng đỗ của phương tiện trước các đèn tín hiệu người ta thương bố trí điểm dừng theo quy luật đơn giản có tên là Von Stain, theo đó các điểm dừng sẽ được bố trí theo thứ tự: điểm dừng gần – điểm dừng xa – điểm dừng gần. Với cách bố trí này thì sự trì hoãn của xe bus tại các ngã tư sẽ được rút ngắn đáng kể. Quy luật này được giải thích như sau: Xe bus sẽ rời điểm dừng gần tại giao lộ thứ nhất khi đèn xanh, tiếp đó xe bus sẽ gặp làn sóng xanh do đó sẽ vượt qua giao lộ thứ hai khi đèn xanh và nó sẽ dừng lại tại điểm dừng xa tại nút thứ hai. Nếu bố trí điểm dừng gần tại nút hai thì thời gian xe dừng lại có thể khiến khi xe lăn bánh đèn đã chuyển sang trạng thái đỏ. Sau khi dừng lại ở điểm dừng xa ở nút hai thì xe sẽ dừng tiếp ở điểm dừng gần tại nút thứ 3, khoảng thời gian phương tiện dừng cũng là lúc đèn đỏ và khi phương tiện chuyển bánh thì cũng là lúc đèn chuyển sang xanh. Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại nếu khoảng cách giữa các nút không quá lớn.

Điểm dừng ở giữa không thuận tiện bằng hai loại điểm dừng trên vì hành khách phải đi một quãng đường khá dài để chuyển tuyến. Loại điểm dừng này chỉ được áp dụng khi không thể bố trí được điểm dừng gần, xa hoặc vị trí dừng gần các điểm thu hút lớn, các công trình quan trọng.

- Khoảng cách giữa các điểm dừng cần nằm trong giới hạn nhất định, xoay quanh một giá trị tối ưu.

Các điểm dừng đỗ là nơi phục vụ hành khách lên xuống phương tiện trên lộ trình. Cự ly giữa các điểm dừng đỗ quá lớn khiến cho quãng đường đi bộ bình quân của hành khách quá lớn mặt khác nếu khoảng cách này quá nhỏ sẽ làm cho phương tiện không phát huy được tính năng tốc độ đồng thời xe dừng đỗ quá nhiều làm cho thời gian chuyến đi của hành khách bị kéo dài, chất lượng phương tiện bị ảnh hưởng, giá thành cho 1 đơnvị sản phẩm vận tải tăng lên.

Khoảng cách tối ưu giữa các điểm đỗ được xác định theo công thức thực nghiệm sau: 75 o hk o t L L = × Trong đó:

Lhk: Cự ly đi lại bình quân của hành khách trên tuyến (Km). to : Thời gian xe dừng tại một điểm dừng (phút).

Trên thực tế, giới hạn hợp lý của khoảng cách giữa 2 điểm dừng liên tiếp được xác định dựa vào khu vực mà xe bus hoạt động.

Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành là 400m – 600m, còn ở ngoại thành là 700 – 800 mét. Trong một vài trường hợp, khoảng cách này có thể nhỏ hơn nhưng không được nhỏ hơn 300 mét. Khoảng cách các điểm dừng nhỏ hơn 300 mét chỉ phổ biến ở Mĩ – nơi có các con đường với bề rộng lớn, các tuyến đường dành riêng cho xe bus. Đáng chú ý là các xe bus chỉ dừng lại ở các điểm này khi có yêu cầu của hành khách. Việc sắp xếp các khoảng cách dừng quá nhỏ sẽ

cùng hoạt động nếu xe bus không có đường dành riêng để hoạt động đồng thời làm tăng thêm chi phí xây dựng, quản lý, khai thác biển báo, nhà chờ…

- Thuận tiện cho việc chuyển tải hành khách từ tuyến này sang tuyến khác, từ phương thức này sang phương thức khác

Để đảm bảo được nguyên tắc này, các điểm dừng nên được đặt gần các điểm trung chuyển, các ga đường sắt, cảng hàng không…

- Bảo đảm khả năng thông qua của hành trình là cao nhất : Điểm dừng xe Bus là 1 công trình giao thông trên dường, sự hoạt động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thông qua của đường, theo đó khả năng thông qua của 1 tuyến đường, theo đó khả năng thông qua của 1 tuyến đường phục thuộc vào khả năng thông qua của các điểm dừng đỗ như sau:

Qnút < Qđiểmdừng<Qtuyến

Như vậy nếu khả năng thong qua của điểm dừng không được đảm bảo thì có nghĩa là khả năng thông qua của cả tuyến đường bị giảm sút.

Để đánh giá khả năng thông qua của 1 điểm dừng người ta có thể căn cứ vào hệ số trùng lặp tuyến KTL dp

Một phần của tài liệu 231900 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w