II. Thực trạng hoạt động tíndụng của ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
3. Thực trạng một số tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng.
Tính cả 6 tháng đầu năm 2009, tổng vốn huy động của toàn ngành ngân hàng tăng 16,2% so với cuối năm 2008. Còn dư nợ cho vay đã tăng 17,01% so với cuối năm 2008, trong khi mục tiêu kiểm soát của Chính phủ và NHNN năm 2009 đối với tăng trưởng tín dụng là dưới 30%.
Chính điều này đã buộc NHNN phải có động thái kiểm soát hoạt động cho vay tại ngân hàng thông qua các đợt kiểm tra, thanh tra. Các ngân hàng cho biết, mặc dù NHNN chưa có quy định nào cụ thể về việc thắt chặt tín dụng, song những động thái trên đã phần nào cho thấy, nếu phát triển ồ ạt hoạt động cho vay trong lúc này chắc chắn sẽ bị “tuýt còi”. Mặt khác, theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Hàng hải, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra đang dần bị thu hẹp. Đồng thời, phát triển tín dụng lúc này đòi hỏi phải có tỷ lệ trích lập dự phòng hợp lý, nên lợi nhuận thu về sẽ giảm.
“Thực tế cuộc khủng hoảng của ngành tài chính thế giới thời gian qua một lần nữa cho thấy, hoạt động tín dụng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, sẽ gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay”, Tổng
giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) ông Lý Xuân Hải nói và cho rằng, rủi ro tín dụng luôn là một trong các loại rủi ro lớn nhất đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Nhận thức được điều này, nên hoạt động tín dụng của ACB luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Mặt khác, theo ông Hải, phát triển tín dụng đòi hỏi phải trích lập dự phòng chung 0,75% đối với tất cả các khoản cho vay, do vậy chi phí phát sinh tức thời khi dư nợ tăng. Đáng chú ý là, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng nhẹ, nhưng ngân hàng lại khó tăng lãi suất đầu ra. Chính vì vậy, các ngân hàng có sự kiểm soát chặt trong hoạt động cho vay càng tỏ ra thận trọng hơn, cho dù phải hy sinh lợi nhuận. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2009, không ít ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã có mức tăng trưởng tín dụng “nóng”.
Nhu cầu vốn của khách hàng đã có dấu hiệu gia tăng kể từ tháng 3/2009, nhất là khi thị trường cổ phiếu bật lên và bất động sản bắt đầu “ấm” đã thu hút sự quan tâm trở lại của khách hàng. Đây chính là cơ hội để phát triển tín dụng sau một thời gian dài phải “co thắt”, nên các nhà băng đã mạnh tay “bơm” vốn ra thị trường, dẫn đến dư nợ tín dụng tăng cao.
Tuy nhiên, những ngân hàng thận trọng trước rủi ro tín dụng chỉ có mức tăng trưởng vừa phải. Đơn cử, tính đến cuối tháng 6/2009, dư nợ của Maritime chỉ tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 30% trong năm nay, thì 6 tháng cuối năm, tốc dộ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng chỉ còn tối đa 13%. Như vậy, 6 tháng cuối năm, các ngân hàng sẽ không tránh khỏi sự điều chỉnh, đặc biệt trước tác động của các cuộc kiểm tra, thanh tra của NHNN.
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của MSB:
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Quy mô vốn Vốn điều lệ 1.500.000 1.500.000 2.240.000 Tổng tài sản có 17.569.024 32.626.054 47.735.080 Tỷ lệ an toàn vốn 20,84% 11,96% 8,5% Kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750 Dư nợ cho vay 6.527.868 11.209.764 19.062.753 Nợ xấu (*) 136.028 167.119 294.741 Hệ số sử dụng vốn (**)
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/VĐL bình quân
21,53% 21,11% 30,55% Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/TTS bình
quân
1,33% 1,26% 1,42% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,08% 1,49% 1,55% Tỷ lệ khả năng chi trả 1,12 1,09 1,83
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009. Ghi chú:
(*) Nợ xấu được tính theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007.
(**) Chỉ số tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng trên số vốn điều lệ bình quân trong năm; ROA được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong năm của Ngân hàng.
Bảng 11: Phân loại nợ ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Số tiền % trên tổng số Số tiền % trên tổng số Số tiền % trên tổng số Nợ đủ tiêu chuẩn 6.357.183 97,4% 10.524.721 93,9% 18.222.824 95,6% Nợ cần chú ý 34.657 0,5% 517.925 4,6% 545.188 2,9% Nợ dưới tiêu chuẩn 59.153 0,9% 46.933 0,4% 119.533 0,6% Nợ nghi ngờ 31.001 0,5% 64.192 0,6% 69.442 0,4% Nợ có khả năng mất vốn 45.874 0,7% 55.993 0,5% 105.766 0,6% Tổng 6.527.868 100% 11.209.764 100% 19.062.753 100%