* Phụ cấp:
Nhìn chung công tác tạo động lực thông qua phụ cấp tại công ty khá đầy đủ. Các khoản phụ cấp bao gồm: công tác phí cho cán bộ đi công tác ngoại tỉnh, đi công tác nội tỉnh bằng phương tiện các nhân.
• Đối với cán bộ đi công tác trong phạm vi thành phố Hà nội và thời gian công tác từ một ngày trở lên thì mức phụ cấp là 50.000 đồng/ngày/người.
• Nếu đi công tác ngoại tỉnh (đồng bằng, trung du) mức phụ cấp là 70.000 đồng/ngày/người.
• Nếu đi công tác ngoại tỉnh (vùng núi, vùng xâu) phụ cấp là 100.000đồng/ngày/người.
Bên cạnh đó, còn phụ cấp về tiền thuê chỗ ở , tiền ăn tại nơi công tác và các khoản phí phát sinh khác.
Ngoài ra nhân viên khi tham gia hội nghị toàn thể cơ quan, sơ kết, tổng kết hàng năm được hưởng mức phí là 100.000đồng/ngày/người.
Bảng 7: Mức độ hài lòng của nhân viên đối với phụ cấp
Mức độ Số người Tỷ lệ (%)
Hài lòng 15/30 50
Bình thường 11/30 36.67
Không hài lòng 4/30 13.33
( Nguồn: kết quả điều tra tại công ty).
Qua số liệu bảng trên thì đa phần nhân viên được hỏi hài lòng về mức phụ cấp của công ty, chỉ có 13.33% không hài lòng với mức trợ cấp của công ty, có tới 36.67% bình thường với phụ cấp. Như vậy, Công ty thực hiện tương đối tốt mức trợ cấp cho cán bộ nhân viên nhưng thực sự vẫn chưa có tác dụng lớn trong việc khuyến khích người lao động vì mức phụ cấp còn thấp.
* Phúc lợi
Để tạo động lực làm việc cho người lao động thì phúc lợi cũng góp phần không nhỏ, nó là một phần không thể thiếu trong công tác tạo làm việc cho người lao động. Hiện nay, công ty đang thực hiện 2 loại phúc lợi là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.
Phúc lợi bắt buộc:
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT): là quyền và nghĩa vụ của công ty đối với nhân viên của mình.
theo đúng luật lao động và các quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT cho cán bộ nhân viên, Công ty cũng thực hiện trích quỹ lương để đóng BHXH, BHYT theo đúng quy định của nhà nước. Chế độ bảo hiểm được 100% cán bộ nhân viên tích cực tham gia và hưởng ứng. Đây là công cụ giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác và nó cũng giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Bảo hiểm xã hội: Hàng tháng, người lao động đóng BHXH bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm của người lao động như sau:
3% vào quỹ ốm đau và thai sản
1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
- Bảo hiểm Y tế: Công ty áp dụng mức đóng BHYT là 3% tiền lương cấp bậc, chức vụ, thâm niên trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2%, người lao động đóng 1%.
Người lao động khi ốm đau được cô ty tạo điều kiện thuân lợi để đi khám và điêu trị tại Bệnh viên đã đăng kí trong thẻ Bảo hiểm Y tế. Trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo, tùy theo trường hợp có thể xem xét trợ cấp một phần viện phí.
Phúc lợi tự nguyện:
- Tất cả các trường hợp ốm đau, hiếu hỉ đều được công đoàn đứng ra chăm lo thăm viếng chu đáo. Trường hợp quá xa, công đoàn vẫn cử đại diện về thăm hỏi đầy đủ. Qua đó, các nhân viên thực sự cảm thấy được an ủi và đông viên.
- Lãnh đạo công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, đại hội công đoàn, ngày quốc tế phụ nữ, …
- Hàng năm công ty còn tổ chức phát quà cho con em nhân viên trong công ty có thành tích tốt trong học tập.
Thực tế, công ty đã thấy được tầm quan trọng của phúc lợi trong đời sống công nhân viên, Vì vậy mà công tác phúc lợi đã được quan tâm. Nhưng thông qua bảng hỏi sau thì
Bảng 8: Mức hài lòng của nhân viên đối với phúc lợi
Mức độ Số người Tỷ lệ (%)
Hài lòng 7/30 23.33
Bình thường 18/30 60
Không hài lòng 5/30 16.67
( Nguồn: kết quả điều tra tại công ty).
Nhìn vào bảng trên, ta thấy đa số nhân viên không mấy quan tâm tới công tác phúc lợi. Có tới 60% nhân viên có thái độ bình thường vì họ cho rằng chính sách phúc lợi này là điều tất yếu mà nhân viên công ty được hưởng. Cũng giông như, công tác phụ cấp, nguyên nhân hạn chế của phúc lợi là công ty có thực hiện, có quan tâm nhưng thực chất không tốt nên chính sách này hầu như không tác động mạnh tới động lức làm việc của nhân viên.
Tóm lại, việc tạo động cho người lao động tại công ty thông qua công cụ khuyến khích tài chính đã có những thành công nhất định thúc đẩy người lao động có gắng làm việc vì mục tiêu chung, bên cạn đó vẫn còn một số mặt cân phải cố gắng và hoàn thiền hơn. Để đây thực sự là công cụ hữu hệu trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty.