Suy nghĩ Thịnh vượng số 4 Người giàu suy nghĩ lớn

Một phần của tài liệu BI QUYET TU DUY TRIEU PHU pptx (Trang 40 - 62)

8. Mười bảy sự khác biệt

8.4. Suy nghĩ Thịnh vượng số 4 Người giàu suy nghĩ lớn

Người giàu suy nghĩ lớn Người nghèo suy nghĩ nhỏ

Một giảng viên ở trung tâm của chúng tôi đã lập được kì tích khi có thể nhân số tài sản từ 250.000 đôla lên 600 triệu đôla chỉ trong vòng chưa đầy ba năm. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông chỉ nói: ”Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi tôi bắt đầu suy nghĩ lớn”.

Tôi giới thiệu cho bạn Định luật về Nhu nhập, cho rằng, “Thu nhập của bạn tỷ lệ thuận với giá trị mà bạn bỏ ra, tùy theo tình trạng thị trường.”

Qui tắc Thịnh vượng số 17:

Định luật về Thu nhập: “Thu nhập của bạn tỷ lệ thuận với giá trị mà bạn bỏ ra, tùy theo tình trạng thị trường.”

Từ mấu chốt ở đây là giá trị. Điều quan trọng là phải nhận biết bốn nhân tố quyết định giá trị của bạn trên thị trường là: cung, cầu, chất lượng và số lượng. Theo kinh nghiệm của tôi, yếu tố chứa đựng thử thách lớn nhất đối với hầu hết mọi người là số lượng. Yếu tố số lượng này thường được hiểu một cách đơn giản là, bạn đã thực sự đem lại cho thị trường bao nhiêu giá trị của bạn?

Một cách nói khác của điều đó là, bạn đã phục vụ được hay có ảnh hưởng đến bao nhiêu người?

Ví dụ, tại trung tâm của tôi, một số giảng viên thích hướng dẫn cho các nhóm nhỏ khoảng hai mươi người một lần, nhưng một số người khác lại thấy thoải mái với khán phòng có hơn một trăm người, một số khác thích lượng khán giả khoảng năm trăm người, và vẫn có một số người khác thích khán thính phòng với từ một nghìn đến năm nghìn người hoặc hơn nữa. Liệu có sự khác biệt nào đó trong thu nhập của những giáo viên này không? Bạn hãy tin là có đấy!

Hãy xem xét hoạt đông tiếp thị theo mạng. Liệu có sự khác biệt về thu nhập giữa một người có 10 người trong mạng lưới dưới họ và một người có 10.000 người dưới họ không? Tôi luôn tin là có!

Ở đầu cuốn sách tôi có nói là tôi sở hữu một chuỗi các trung tâm rèn luyện chăm sóc sức khỏe. Ngay từ thời điểm tôi cân nhắc để bước vào việc kinh doanh đó, tôi đã có ý định sở hữu một trăm trung tâm thành công và phục vụ khoảng mười nghìn người. Đối thủ cạnh tranh của tôi lại khác, họ bắt đầu sáu tháng sau tôi và có ý định sở hữu một trung tâm thành công mà thôi. Cuối cùng, cô ấy kiếm được đủ sống. Tôi thì giàu lên!

Bạn mong muốn có cuộc sống như thế nào? Bạn muốn tham gia cuộc chơi như thế nào? Bạn muốn chơi trong những giải đấu lớn hay nhỏ, trong đội hình chính hay phụ? Đó là lựa chọn của bạn.

Đa số mọi người đều lựa chọn lối chơi nhỏ. Tại sao? Trước tiên, vì nỗi sợ. Họ sợ tưởng muốn chết vì thất bại và thậm chí họ còn sợ thành công hơn. Thứ hai, mọi người thường chơi nhỏ vì cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy mình không xứng đáng. Họ không cảm thấy họ đủ giỏi, đủ quan trọng để tạo ra sự thay đổi thực sự trong cuộc sống của mọi người.

góp của bạn cho người khác. Nó còn vì sứ mạng và ý nghĩa cuộc sống của bạn trên mặt đất này vào thời khắc này nữa. Tất cả cũng là vì sự đóng góp phần của bạn vào thế giới này nữa. Phần lớn chúng ta bị sa lầy vào “cái tôi” của mình, đòi hỏi mọi thứ phải xoay quanh cái tôi, tôi và chỉ tôi thôi đó. Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có theo nghĩa tích cực của từ này, thì cuộc sống của bạn không thể chỉ vì bạn. Nó phải vì cả việc bổ sung giá trị của bạn vào cuộc sống của những người khác.

Một trong những nhà phát minh, nhà triết học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, Buckminster Fuller, đã nói: “Mục đích cuộc sống của chúng ta là bổ sung giá trị cho con người ở thế hệ này và những thế hệ mai sau”.

Mỗi người chúng ta đều đến với trái đất này với những tài năng bẩm sinh khác nhau. Tạo hoá đã trao cho bạn những món quà này với lý do: để bạn sử dụng và sẻ chia với người khác. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng những người hạnh phúc nhất là những người có thể phát huy khả năng bẩm sinh của mình một cách tối đa. Một phần sứ mệnh cuộc sống của bạn là chia sẻ khả năng và các giá trị của bạn với càng nhiều người càng tốt. Như vậy, có nghĩa là bạn phải sẵn sàng chơi lớn.

Bạn có biết định nghĩa từ “doanh nhân”? Định nghĩa mà chúng tôi dùng trong các chương trình của mình là: “người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận”. Thật vậy, doanh nhân không phải là ai khác hơn “một người giải quyết vấn đề”.

Vậy tôi xin hỏi bạn, bạn muốn giải quyết vấn đề cho nhiều người hay ít người? Nếu câu trả lời của bạn là nhiều người, bạn cần bắt đầu tập trung suy nghĩ lớn hơn và quyết định giúp đỡ thật nhiều người – hàng nghìn, hàng triệu. Vì bạn muốn giúp càng thật nhiều người, thì bạn càng trở nên giàu có hơn, cả về trí tuệ, tình cảm, tinh thần, và hiển nhiên là cả về tài chính.

Nếu không nhầm thì mỗi người trên hành tinh này đều mang trên mình một sứ mệnh nào đó. Nếu hiện giờ bạn đang sống, là bởi vì có một lý do cho việc đó. Richard Bach, trong cuốn Jonathan Livingston Seagull, khi được hỏi: “Làm sao tôi biết khi nào tôi hoàn tất sứ mệnh của mình?” Câu trả lời? “Nếu bạn còn thở được thì bạn vẫn chưa làm xong sứ mệnh đó”.

Tôi đã chứng kiến nhiều người chưa thực hiện tốt công việc của họ. Tôi cũng thấy nhiều người cho phép “cái tôi” sợ hãi kia chi phối họ. Kết quả là khá nhiều người trong số chúng ta đã không sống hết với khả năng tiềm ẩn của mình – chúng ta không phải là chính mình và cũng không giúp ích được cho những người khác.

Điều tôi đã chứng kiến là quá nhiều người không làm phận sự của mình, không thực hiện trách nhiệm của mình, hay sứ mệnh của họ. Tôi đã quan sát thấy quá nhiều người chơi quá nhỏ, và quá nhiều người cho phép cái tôi dựa trên nỗi sợ hãi điều khiển mình. Kết quả là, quá nhiều người trong chúng ta không sống và phát huy hết tiềm năng của mình, cả cho bản thân cũng như đóng góp cho người khác.

Tất cả dẫn đến câu hỏi này: Nhưng nếu bạn không là bạn thì bạn là ai?

Mọi người đều có những mục đích sống riêng. Có thể bạn là một nhà đầu tư bất động sản chuyên mua và cho thuê bất đông sản để kiếm tiền bằng tiền thuê nhà hay sự gia tăng giá trị bất động sản. Vậy sứ mệnh của bạn là gì? Bạn giúp đỡ những người khác như thế nào? Đấy sẽ là cơ hội tốt để bạn làm tăng giá trị cho cộng đồng của bạn thông qua việc giúp các gia đình tìm được nhà ở phù hợp với khả năng kinh tế của họ mà lẽ ra họ đã không thể tìm được.

Bây giờ câu hỏi đặt ra là bạn có thể giúp đựợc bao nhiêu người và bao nhiêu gia đình. Bạn có sẵn lòng giúp mười thay vì chỉ giúp một, hai mươi thay vì chỉ mười, giúp một trăm thay vì giúp hai mươi người? Khái niệm chơi lớn mà tôi muốn nói là như vậy. Trong cuốn sách“Trở lại với tình yêu”, tác giả Marianne Williamson đã mô tả:

sáng suốt trong việc co lại làm người khác không cảm thấy yên ổn bên bạn. Tất cả chúng ta đều có sứ mệnh phải toả sáng như trẻ thơ. Chúng ta sinh ra để tỏa sáng. Nguồn sáng đó không chỉ tồn tại trong một số chúng ta mà trong tất cả mọi người. Và khi chúng ta để cho chính mình được toả sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự. Khi chúng ta tự do thoát khỏi nỗi sợ của mình, hiện diện của chúng ta tự khắc làm người khác tự do”.

Thế giới không cần những người suy nghĩ hạn hẹp. Đã dến lúc phải thôi trốn tránh và hãy bước ra ánh sáng. Đã đến lúc ngừng đòi hỏi và bắt đầu dẫn dắt. Đã đến lúc bắt đấu chia sẻ những món quả mà cuộc đời này ban tặng cho bạn thay vì cứ khư khư ôm lấy chúng hay vờ như chúng không hề tồn tại. Đã đến lúc bạn bắt đầu chơi trò chơi cuộc đời theo cách “lớn”.

Suy cho cùng, tư duy hạn hẹp và kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ lớn và hành động lớn sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cuộc sống. Quyền lựa chọn là của bạn.

Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:

“Tôi suy nghĩ lớn! Tôi chọn giúp đỡ hàng nghìn hàng nghìn người!”.

Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:

“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:

1. Hãy viết ra những khả năng tự nhiên bạn tin bạn có. Đó là những việc, lĩnh vực bạn thường tự nhiên xuất sắc hay khá giỏi. Rồi viết ra cách làm sao và ở đâu bạn có thể sử dụng những khả năng đó cho bạn và đặc biệt cho công việc và cộng đồng của bạn. 2. Hãy viết ra hay động não trao đổi với một nhóm người về việc làm sao bạn có thể giải quyết vấn đề cho/hay ảnh hưởng đến – mười lần số người hiện nay trong công việc của bạn.

Hãy đưa ra ít nhất ba chiến lược khác nhau. Hãy suy nghĩ dùng công cụ kiểu đòn bẩy.

8.5. Suy nghĩ Thịnh vượng số 5

Người giàu tập trung vào các cơ hội Người nghèo tập trung vào những khó khăn

Người giàu nhìn thấy các cơ hội. Người nghèo nhìn thấy những khó khăn. Người giàu nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng. Người nghèo nhìn thấy nguy cơ bị mất. Người giàu tập trung vào tiềm năng lợi nhuận. Người nghèo tập trung vào khả năng rủi ro. Điều đó dẫn đến một câu hỏi từ xa xưa như thế này: “Cái ly đang đầy một nửa hay đang vơi một nửa?”. Ở đây chúng ta không nói đến việc suy nghĩ tích cực, chúng ta chỉ bàn về quan điểm quen thuộc của bạn về thế giới. Người nghèo lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi. Trí óc họ liên tục “tua lại” những cảnh về những trở ngại hay những khó khăn, rủi ro đã hay có thể nảy sinh. Hướng suy nghĩ chủ yếu trong đầu họ là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu phương án này không đem lại kết quả?” hay thường xuyên hơn, “Không làm được đâu!”

Những người ở tầng lớp trung lưu lạc quan hơn đôi chút. Kiểu suy nghĩ của họ là “Tôi rất hy vọng việc này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”.

động với suy nghĩ: “Việc này nhất định sẽ mang lại kết quả vì mình sẽ làm cho điều đó trở thành hiện thực.”

Ngưòi giàu luôn sẵn sàng để hành động tiếp. Họ có sự tự tin cao độ vào khả năng và sức sáng tạo của họ. Và họ cũng tin rằng nếu có chuyện gì đó xảy ra thì họ sẽ luôn tìm được cách khác để đi tiếp.

Nói chung, phần thưởng càng cao thì rủi ro càng lớn. Vì lúc nào cũng nhìn thấy cơ hội nên người giàu thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người giàu tin rằng dù điều xấu nhất có xảy ra họ vẫn luôn có thể lại làm ra số tiền của mình.

Trái lại, người nghèo luôn dự báo thất bại. Họ đều thiếu tự tin về bản thân cũng như năng lực của họ. Người nghèo tin rằng, nếu sự việc không tiến triển tốt, thì đó sẽ là tai hoạ. Và bởi vì họ luôn nhìn thấy trở ngại, họ thường không sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Không mạo hiểm, không có tưởng thưởng.

Nên ghi nhớ, sẵn sàng mạo hiểm không nhất thiết có nghĩa là sẵn sàng để mất. Người giàu chấp nhận những mạo hiểm đã được tính toán. Tức là họ nghiên cứu, phân tích và cân nhắc mọi chi tiết liên quan rồi sau đó mới quyết định căn cứ vào những thông tin có kiểm chứng và những sự việc cụ thể. Người giàu có tính toán mãi không? Không. Họ làm tất cả những việc họ có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất cho phép, rồi họ ra quyết định tỉnh táo về việc có làm tiếp hay không.

Mặc dù người nghèo khẳng định họ luôn chuẩn bị để nắm bắt cơ hội, những gì họ thường làm là trì hoãn. Họ sợ đến chết, họ do dự trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, và thế là cơ hội tuột mất. Rồi họ lý giải tình huống bằng cách cho rằng: “Tôi vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng”. Đúng là như thế rồi, nhưng trong khi họ “vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng”, người giàu đã nhanh chóng nhảy vào, nhảy ra, và kiếm thêm một khoản hời lớn.

Điều tôi sẽ nói bây giờ nghe có vẻ lạ lùng, nhất là khi tôi luôn rất đề cao tính trách nhiệm. Tuy nhiên, tôi tin rằng vẫn có yếu tố nhất định của cái mọi người gọi là may mắn liên quan đến việc làm giàu, hoặc, với việc trở nên thành công trong bầt cứ lĩnh vực nào.

Trong bóng đá, đó có thể là một giây lóng ngóng của đối phương trên khu vực cấm ở phần sân bạn khi chỉ còn chưa đầy một phút, cho phép đội của bạn giành chiến thắng. Trên sân golf, đó có thể là một cú đánh vòng quả golf bị va vào cây ngoại vi bật vào khu xanh, chỉ cách mấy bước đến lỗ.

Còn trong kinh doanh, bạn đã từng nghe về một kẻ bỏ tiền trả ngay đầu tư vào một mảnh đất ở tận nơi khỉ ho cò gáy ngoại ô, và mười năm sau có một tập đoàn lớn quyết định xây trung tâm mua sắm hay cao ốc văn phòng trên mảnh đất đó? Nhà đầu tư này trong phút chốc trở nên giàu có. Thế thì đó là một bước đi khôn ngoan hay chỉ là dịp may bất chợt của ông ta? Tôi đoán là cả hai yếu tố trên đều có phần tham gia.

Điều đáng chú ý là sẽ không có may mắn nào xuất hiện trên con đường của bạn trừ khi bạn có một hành động nào đó. Để đạt được thành công về tài chính, bạn phải làm một điều gì đó, chẳng hạn như mua một thứ gì đó hay thành lập một công ty nào đó. Và khi bạn thực hiện, có phải chính sự may mắn hay một sức mạnh siêu nhiên đã âm thầm giúp đỡ để bạn đủ can đảm và nỗ lực vì mục tiêu của mình? Theo tôi biết, không ai quan tâm xem yếu tố đó chính xác là gì. Chỉ biết việc gặp may như thế vẫn xảy ra! Một nguyên tắc quan trọng khác là người giàu chú trọng vào những gì họ muốn, trong khi những người nghèo lại tập trung vào những gì họ không muốn. Chúng ta đều biết Luật Tập trung của Vũ trụ cho rằng: “Những gì bạn chú tâm vào sẽ phát triển”. Vì người giàu bao giờ cũng chú tâm vào cơ hội trong tất cả mọi thứ, nên cơ hội mọc ra quanh họ. Vấn đề lớn nhất của họ là làm sao xử lí tất cả các khả năng kiếm tiền mà họ nhìn thấy. Ngược lại, vì người nghèo chú tâm vào những khó khăn trong mọi thứ, họ nhìn đâu cũng thấy trở ngại. Do đó, vấn đề lớn nhất của họ là xử lí tất cả những trở

ngại mà họ nhìn thấy.

Chỉ đơn giản vậy thôi. Lĩnh vực mà bạn quan tâm sẽ quyết định cái mà bạn tìm thấy trong cuộc sống. Chú trọng vào các cơ hội và đó sẽ là thứ mà bạn tìm thấy. Chú trọng vào các chướng ngại thì đó sẽ là cái bạn bắt gặp. Tôi không nói rằng bạn đừng quan

Một phần của tài liệu BI QUYET TU DUY TRIEU PHU pptx (Trang 40 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w