Kết quả phân tích cảm quan trên các công thức bột CT1-1, CT1-2,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT BỘT DINH DƯỠNG ĂN LIỀN TRẺ EM CÓ BỔ SUNG VITAMIN VÀ CHẤT XƠ TỪ RAU NGÓT (Trang 48 - 50)

CT1-3 và CT2-2

Chất lượng cảm quan là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng của bột. Bột có chất lượng cảm quan tốt sẽ đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan trên bốn công thức bột CT1-1, CT1-2, CT1-3, CT2-2 với các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, vị và độ mịn theo phương pháp cho điểm thị hiếu theo thang cường độđiểm từ 1 ÷ 5 điểm.

Sau khi tiến hành phân tích cảm quan về màu sắc, mùi, vị, độ tan của các công thức bột CT1-1, CT1-2, CT1-3, CT2-2 chúng tôi thu được kết quả trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan bột thành phẩm

Công thức Màu sắc Mùi Vị Độ mịn

CT1-1 3,70a 3,55a 3,40ab 2,75b

CT1-2 3,95a 3,60a 3,40ab 3,95a

CT1-3 3,40a 3,55a 3,50a 3,25ab

CT2-2 3,35a 3,10a 3,00bc 3,45ab

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa p = 0.01.

Với cả bốn chỉ tiêu cảm quan, công thức CT1-2 (1% rau ngót, độẩm rau 20,1%) được đánh giá là cao nhất. Vì vậy, có thể đưa ra kết luận tỷ lệ phối trộn rau ngót là 1% và rau được sấy đến độ ẩm 20,1% sẽ cho chất lượng cảm quan tốt nhất về màu sắc, mùi, vị và độ mịn.

Hình 4.1. Mẫu bột công thức CT1-2 và CT2-2

Như vậy, xét cả về chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng và chất lượng cảm quan, mẫu bột thành phẩm công thức CT1-2 là mẫu đáp ứng tốt nhất so với các công thức còn lại. Do đó, mẫu bột thành phẩm công thức CT1-2 là mẫu lựa chọn cuối cùng của chúng tôi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT BỘT DINH DƯỠNG ĂN LIỀN TRẺ EM CÓ BỔ SUNG VITAMIN VÀ CHẤT XƠ TỪ RAU NGÓT (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)