Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay (Trang 39 - 42)

2. Theo loại tiền gử

2.2.1.Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh

quy chế xuất, nhập, ra vào kho nên đã không xảy ra sai sót nào cả trong cả ba năm. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VND, 12200 USD và 3000 EUR. Trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 triệu VND, người có nhiều món tiền trả lại là 22 món với số tiền là 28,1 triệu đồng. Sang năm 2007, Ngân hàng đã chi trả tiền thừa cho khách hàng được 411 món với số tiền là 1,404 tỷ đồng và 1400 USD, thu giữ 254 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 19,48 triệu đồng. Với công tác nghiệp ngân quỹ tại chi nhánh được thực hiện một cách an toàn tuyệt đối như vậy một lần nữa đã giúp Ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.

Nhìn chung, trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên địa bàn có quá nhiều TCTD hoạt động cùng cạnh tranh nhau về huy động vốn và khách hàng vay vốn.Tuy vậy, chi nhánh đã có những chính sách linh hoạt, thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng đầu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do đó, kết quả mà chi nhánh đã đạt được đến năm ngày 31/12/2007 như sau: Lợi nhuận của chi nhánh đạt 134727 triệu đồng, tăng hơn năm trước 5,7%, lợi nhuấn sau khi trích dự phòng rủi ro đạt 42,59 tỷ đồng vượt kế hoạch 12,29 tỷ đồng tăng 40,56%, thu nhập của CBCNV được ổn định.

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay

2.2.1. Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh Chi nhánh

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng: Cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu DNNN theo nghị định 49/CP và nghị định 103/CP. Theo chủ trương đổi mới đó, mô hình tổ chức của DNNN có nhiều thay đổi, trong một tổng công ty lớn (công ty mẹ) có rất nhiều công ty con cùng hoạt động, hướng của Nhà nước chỉ tập trung vào các tổng công ty lớn, bám sát

chủ trương của Nhà nước về mô hình cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp sẽ không đạt chỉ tiêu doanh nghiệp lớn theo nghị định 90/2001/NĐ-CP. Do đo có rất nhiều DNVVN xuất hiện. Bên cạnh đó trong đại hội Đảng khóa IX, ban chấp hàng trung ương Đảng cũng đã chỉ rõ: Phát triển DNVVN là chiến lược kinh tế lâu dài của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, các chính sách pháp luật dần được hoàn thiện, luật doanh nghiệp mới sửa đổi từ ngày 1/7/2006 tạo ra môi trường cho các DNVVN nói chung, DNTN và các hộ kinh doanh cá thể nói riêng hoạt động bài bản hơn, linh hoạt với diễn biến của thị trường, tiết kiệm chi phí, quản lý và kinh doanh chặt chẽ hơn gắn liền với lợi ích thiết thân của doanh nghiệp.

Chính vì những lý do đó đã thúc đẩy các NHTM mở rộng tín dụng đối với các DNVVN bởi lẽ:

Số lượng DNVVN có xu hướng ngày một lớn, Ngân hàng đầu tư vào sẽ mở rộng thị phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng. Hơn nữa việc đầu tư vào các dự án lớn của tổng công ty có thời hạn dài thì hiệu quả thực sự cũng như độ an toàn của vốn cho vay tiềm ẩn những rủi ro khó đoán, tiến trình cổ phần hóa các DNNN lại được đẩy mạnh. Nếu NHTM cho vay các tổng công ty lớn Nhà nước thì vốn cho vay sẽ là công nợ, bán cổ phần cho CBCNV nhưng phần lớn là bán chịu. Ngân hàng trở thành cổ đông lớn nhất của các doanh nghiệp Cổ phần đó, điều này sẽ liên quan đến an toàn vốn vay của Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, hiện nay các NHTM đang chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay DNVVN, các hộ SXKD và hộ làm trang trại.

Cùng với các NHTM trong cuộc cạnh tranh khốc liệt mở rộng tín dụng đối với các DNVVN. NHCT Việt Nam đặc biệt là chi nhánh NHCT Ba Đình cũng đã hướng sang mở rộng cho vay DNVVN, cho vay kinh tế trang trại, cho vay chăn nuôi bò sữa… theo phương châm “ phát triển- an toàn- hiệu quả”, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Trong vài năm trở lại đây, công tác tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh đạt được những kết quả tuy chưa cao nhưng cũng rất khả quan, là

đòn bẩy cho sự mở rộng tín dụng DNVVN của chi nhánh về sau.

Dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh, điều này có thể thấy được hầu hết các quan hệ tín dụng của chi nhánh là đối với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, dư nợ tín dụng đối với các DNVVN đạt tỷ lệ thấp cũng là bởi giá trị của một khoản vay đối với một DNVVN thường không lớn mặc dù có số lần giao dịch là rất nhiều.

Bảng 7: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 2816 100% 2360 100% 2643 100%

Dư nợ đối với doanh

nghiệp lớn 2406 85,44 1823 77,25 2115 80,02

Dư nợ đối với DNVVN 410 14,56 537 22,75 528 19,98

Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình

Biểu đồ: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh

Tuy vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được dư nợ tín dụng đối với các DNVVN đang có xu hướng tăng dần qua vài năm trở lại đây. Năm

2005 dư nợ tín dụng của DNVVN mới chỉ đạt 410 tỷ đồng chiếm 14,56% tổng dư nợ của toàn chi nhánh nhưng chỉ trong vòng 2 năm 2006 và 2007 tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN đã tăng lên 118 tỷ đồng tức là gấp khoảng 1,29 lần. Chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng mở rộng thị phần ra khối DNVVN, các doanh nghiệp này đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày càng đông làm cho dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh tăng mạnh, đây là xu hướng tốt cho mục tiêu mở rộng tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN.

Để có được góc nhìn chi tiết hơn về thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình ta có thể xem xét ở một số chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay (Trang 39 - 42)