IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối :
b. Hợp tác ASEAN và EU trên các lĩnh vự c:
Về chính trị, trong hội nghị bộ trưởng ASEAN-EU ngày 14/3/2007 tại Nuremberg EU đã cam kết giúp đỡ ASEAN trong việc xây dựng hiến chương chung cho ASEAN cũng như hiến pháp cho hiệp hội, đồng thời hỗ trợ ASEAN trong tham vong xây dựng thị trường chung vào năm 2015. Ngoài ra ASEAN và EU còn thực hiện chương trình ASEAN-EU về hỗ trợ hội nhập khu vực
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù đã có mối quan hệ kinh tế khá dài, nhưng thương mại giữa ASEAN và EU hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn. Trong tồng thương mại của ASEAN thì EU chiếm 11.5-16% ,EU là thị trường lớn thứ 2 của ASEAN ( sau Trung Quốc ). Trong khi đó vai trò của ASEAN trong tồng thương mại của EU chỉ chiếm từ 1-3%. ASEAN là đối tác lớn thứ 5 của EU ( sau Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Liên Bang Nga).
Tổng thương mại hàng hóa giữa 2 khối đã giảm trong những năm vừa qua. Lý do chính là vì cả hai khối đều dành ưu tiên của mình đề phát triển thương mại trong khối hơn là thương mại ngoài khối. Trong khi EU giai đoạn 1977-2009 mở rộng số thành viên của mình từ 9 thành viên thành 27 thành viên, thương mại nội khối EU tăng từ 51% lên 66%
Thì thương mại nội khối của ASEAN tăng từ 17% lên 26%.
Hiện nay trong ASEAN Singapore là đối tác lớn nhất của EU, với quan hệ kinh tế được thiết lập từ lâu và trình độ phát triển khá cân bằng , thêm vào đó là trình độ kinh tế của các nước còn lại trong ASEAN còn kém khá xa Singapore nên Singapore đã trở thành đối tác chính của EU trong tiến trình ASEAN liên kết với EU.
Thâm hụt thương mại trong cán cân thương mại EU-ASEAN ngày càng nghiêng về phía ASEAN đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoàng tài chính 1997. Việc mất cân bằng này là do 2 nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính của ASEAN trong khi ASEAN lại chưa phải là một đối tác lớn thương mại lớn của EU, nguyên nhân thứ 2 là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 trong khi xuất khẩu từ EU vào ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì xuất khẩu từ ASEAN sang EU vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này được thể hiện khá rõ ràng trong biểu đồ bên dưới
Biểu đồ kim ngạch xuất-nhập khẩu của EU đối với ASEAN (đơn vị : tỷ USD)
Hiện nay trong hợp tác kinh tế đối với EU, ASEAN không chỉ là thị trường tiềm năng đang mở rộng và phát triển nhanh mà còn là cánh cổng để EU tiếp cận với các thị trường đông Á khác. Còn đối với ASEAN, sẽ là vô cùng quan trọng để tăng cường quan hệ với EU, một trong những thị trường xuất khẩu cũng như đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Chính vì thế, cho đến nay EU và ASEAN vẫn đang tiếp tục nỗ lực theo đuổi FTA region-to-region giữa 2 khu vực. Hội đồng kinh tế EU-ASEAN được ra đời tại Brunei ngày 4/5/2007, là cơ quan chuẩn bị cho sự ra đời FTA giữa 2 khối, Thông qua việc xây dựng lộ trình và giải quyết các vấn đề còn gây trở ngại.
Về hợp tác phát triển, EU đã giúp đỡ ASEAN trong việc phát triển nguồn nhân lực trao đổi khoa học công nghệ, phát triển xã hội, ưu tiên các lĩnh vực ma tuý môi trường nông lâm nghiệp.