Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tự đầu tư, trong một khoảng thời gian dài 10 năm tới đây khó có thể cạnh tranh giành thị phần đóng mới của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đối với các loại tàu lớn như Tàu két-Tanker, tàu hàng rời cỡ Panamax và tàu container cỡ Sub-Panamax trở lên. Phân đoạn thị trường đóng mới mà ngành CNTT Việt Nam có thể có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với khả năng đầu tư của mình là các loại tàu thương mại chở hàng cỡ dưới Handymax (Dưới 50.000 tấn). Sỡ dĩ em đặt vấn đề như vậy vì các nguyên nhân sau:
Tàu két- Tanker:
Khi phân tích tình hình cạnh tranh hiện tại giữa các cường quốc và các siêu tập đoàn đóng tàu ta có thể thấy họ hiện tập trung chủ yếu vào loại tàu
Aframax và VLCC/ULCC. Vốn đầu tư để có được cơ sở vật chất đủ năng lực kỹ thuật đóng được loại tàu VLCC là rất lớn (Thường phải trên 200 triệu USD/nhà máy).
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường loại tàu nhỏ (Cỡ Handymax trở xuống) ngoài các nhà máy của Trung Quốc như Jangdu, Jiang-jiang, Bohai là đáng ngại, còn lại đều là các nhà máy đóng tàu nhỏ của Nhật, Đông Âu. Nếu ta được đầu tư nâng cấp hợp lý thì họ không thể là đối thủ cạnh tranh của ta do giá nhân công của họ cao hơn của ta nhiều lần (Xem Bảng 13-Trang 71). Định hướng đầu tư tập trung vào phân đoạn này của thị trường thì ta có nhiều khả năng thành công hơn.
Tàu hàng rời- Bulk Carrier:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong loại tàu này mạnh nhất vẫn là các nhà máy Trung Quốc như Bohai, Shanghai. Còn lại chủ yếu là các nhà máy đóng tàu Nhật Bản như Imabari, Kanda, Mitsui, Oshima ...Các nhà máy đóng tàu Nhật Bản loại nhỏ hiện đang chủ trương sáp nhập hàng loạt vào các năm tới theo khuyến cáo của Chính phủ, nhằm đi sâu chuyên môn hoá vào các loại tàu Hi-
tech, phát triển các loại tàu theo sê-rie để khai thác lợi thế công nghệ cao, tự động hoá ...(27)
Phân đoạn thị trường loại tàu hàng rời cỡ Handysize có thể coi là kẽ hở mà ta có thể vào được nếu có kế hoạch đầu tư ngay từ bây giờ.
Tàu chở Container- Container ship:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong đóng mới loại tàu này chủ yếu là các nhà máy đóng tàu Nhật Bản (như Imabari, Shin Kurushima ..), Đông Âu (Ba lan- Szczecinska, Gdynia ) và Trung Quốc (Jiangyang, Hudong ..). Tuy nhiên về lâu dài các nhà máy đóng tàu cỡ này của Nhật Bản sẽ mất khả năng cạnh tranh (do mất sự trợ giá gián tiếp của Chính phủ) khi Hiệp định chống trợ giá trong đóng tàu của các nước OECD được các nước thành viên đồng phê chuẩn.
Ngoài ra nếu ngành CNTT Việt Nam định hướng đầu tư để có năng lực kỹ thuật đóng được loại tàu hàng khô Handysize thì việc định hướng sản phẩm trọng điểm cho phân đoạn thị trường tàu chở container cỡ này là hợp lý do không phải đầu tư thêm về thiết bị nhà máy ngoại trừ tăng cường năng lực thiết kế.
Bên cạnh việc định hướng sản phẩm trọng điểm là tàu vận tải thương mại cỡ đến Handysize cũng cần hướng một vài nhà máy nhỏ vào thị trường đóng mới
các loại tàu chuyên dụng như tàu cá đánh cá vỏ thép đến 35-40M, tàu kéo biển đến 5.000CV và chuẩn bị tốt cho thị trường du thuyền cao cấp loại có chiều dài đến 20M.
Về sửa chữa: Tập trung vào khai thác thị trường sửa chữa lớn các loại tàu có trọng tải đến 15.000T, sửa chữa ngoài luồng (Không vào ụ lên đà) các loại tàu dưới cỡ Panamax.