0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCK

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI”. PDF (Trang 28 -35 )

Do đặc tính của ngành kinh doanh chứng khoán, hoạt động của CTCK luôn chịu ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế tài chính bên ngoài. Đồng thời do phải phản ứng với những biến đổi của môi trường nên bản thân CTCK cũng luôn cần điều chỉnh. Vì vậy, CTCK luôn phải đối mặt với những nhân tố khách quan cũng như chủ quan khi thực hiện hoạt động kinh doanh

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

 Quan điểm của người lãnh đạo

Mọi hoạt động kinh doanh của mỗi CTCK đều phải tuân thủ chiến lược đầu tư nói riêng và chiến lược hoạt động tập thể nói chung. Việc hoạch định nên những chiến lược này mang đậm dấu ấn của đội ngũ lãnh đạo nhất là phong cách của người đứng đầu CTCK. Quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến việc hoạch định chiến lược hoạt động khác nhau, cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh khác nhau, lựa chọn chiến lược đầu tư khác nhau và do đó kết quả kinh doanh cũng khác nhau

 Mô hình tổ chức

CTCK là một định chế tài chính đặc biệt, vì vậy mà hoạt động của nó rất đa dạng và phức tạp. Việc tổ chức quản lý của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nói chung và hoạt đông kinh doanh chứng khoán của công ty nói riêng. Do các hoạt động của CTCK có đặc thù là độc lập nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định tới nhau nên cơ cấu tổ chức của CTCK phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là chuyên môn hoá ở mức độ cao, mỗi bộ phận chỉ chuyên trách thực hiện một hoạt động cụ thể và phải làm sao cho các bộ phận chuyên môn phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu không được sắp xếp hợp lý bởi một chiến lược rõ ràng và một định hướng ưu tiên có cơ sở, mọi hoạt động của CTCK có thể trở nên hỗn loạn trước những biến động bất ngờ của thị trường.

 Đội ngũ nhân viên

Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong lĩnh vức chứng khoán, nơi mà công việc đòi hỏi phải có hàm lượng chất xám cao, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng truyền đạt phân tích thông tin nhanh chóng thì điều đó càng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên có năng lực,

chuyên môn giỏi sẽ làm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào công ty để từ đó sẽ tin tưởng gửi gắm nới công ty những quyết định sáng suốt và hiệu quả, tức là gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty

 Tiềm lực tài chính:

Khả năng tài chính luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động của CTCK đặc biệt là với hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn rất lớn.theo Luật Chứng khoán2007. Với quy mô nguồn vốn lớn, sẽ cho phép công ty triển khai được nhiều dịch vụ để phục vụ khách hàng. Nguồn vốn nhỏ sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty khác. Bên cạnh quy mô nguồn vốn tự có thì tình hình tài chính của công ty có vai trò rất quan trọng. Tình hình tài chính mạnh thì công ty mới có khả năng mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, ngược lại thì khả năng mở rộng tìm kiếm khách hàng sẽ giảm sút, không thực hiện được các chiến lược đã để ra dẫn đến làm giảm sút niềm tin và uy tín của công ty, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty

Mặt khác, trong trường hợp tạo lập thị trường, CTCK cũng cần nắm giữ một số lượng chứng khoán đủ lớn cũng như lượng tiền mặt dồi dào để sẵn sàng mua bán nhằm điều tiết được giá cả trên thị trường.

Vì vậy khả năng tài chính tốt hoặc có một chỗ dựa tài chính vững chắc là điều rất cần thiết

 Cơ sở hạ tầng công nghệ

Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển của nhân loại. Để kinh doanh thành công, đòi hỏi nắm

đối với CTCK trở nên rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến khách hàng.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng, các CTCK cần đưa ra nhiều phương thức giao dịch cùng những tiện ích cho nhà đầu tư. Điều này cũng đòi hỏi một hệ thống công nghệ cao, phát triển. Vì vậy phát triển hệ thống công nghệ cũng sẽ là một yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Nếu như các nhân tố nội tại có vai trò quyết định trong việc hoạch định chiến lược và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một CTCK thì các nhân tố bên ngoài tạo thành môi trường kinh doanh đối với các hoạt động của công ty. Các nhân tố này bao gồm

 Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

TTCK là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thông qua TTCK, vốn được tích tụ, tập trung và phân phối hiệu quả. Rõ ràng, TTCK có những tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, TTCK mỗi nước cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn không chỉ từ nền kinh tế nước mình mà trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nó còn cả từ kinh tế trong khu vực và toàn thế giới. Mỗi biến động về tỷ giá ngoại tệ, lãi suất hay giá cả của một số hàng hoá cơ bản sẽ trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giá trị danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư của CTCK.

 Sự phát triển của TTCK

Sự phát triển của TTCK đóng một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK. Bởi các CTCK là một

chủ thể hoạt động trên TTCK. Một TTCK phát triển là một thị trường được vận hành trong một môi trường pháp lý thống nhất, điều chỉnh các hoạt động của mọi chủ thế tham gia thị trường, là một thị trường có nhiều hàng hoá là các cổ phiếu, trái phiếu đa dạng, có chất lượng, một thị trường có khối lượng giao dịch lớng và thực sự là một kênh huyy động vốn có hiệu quả của nền kinh tế. Với một thị trường phát triển, các CTCK sẽ có một địa bàn đủ lớn để ra sức đầu tư công nghệ và đội ngũ nhân viên có trình độ cao, kiện toàn cac quy trình nghiệp vụ, mở rộng thị phần kinh doanh. Tất cả điều đó đều nhằm mục đích ngân cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của TTCK.

Khi TTCK đang ở giai đoạn đầu của quấ trình phát triển, hàng hoá chưa nhiều, chất lượng chưa cao thì môi trường cạnh trạnh giữa các CTCK sẽ rất hạn chế. Với sự phát triển như vậy của thị trường, các CTCK chỉ có thể đầu tư mở rộng công nghệ, đội ngũ nhân viên ở một mức độ nào đấy nhằm duy trì được năng lực cạnh tranh của mình chứ chưa thể mạnh dạn đầu tư toàn diện

 Môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước

Môi trường pháp lý và chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các CTCK. Thị trường chứng khoán là một loại thị trường đặc biệt nơi diễn ra các giao dịch hàng hoá đặc biệt là các tài sản tài chính. Cấu trúc thị trường và cơ chế giao dịch phức tạp thểhiện sự khăng khít và liên hoàn của thị trường. TTCK đòi hỏi một trình độ tổ chức cao, chịu sự quản lý giá sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo nên những chuẩn mực, tiêu chuẩn để bảo đảm sự lành mạnh cho hoạt động thị trường. Môi trường pháp lý còn là rào cản không cho các CTCK không đủ tiêu chuẩn của pháp luật thâm nhập vào thị

trường nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và của chính các CTCK. Điều đó có nghĩa là môi trường cạnh tranh của các CTCK đã được pháp luật bảo vệ. Các chính sách của nhà nước và các cơ quan quản lý cũng ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của các CTCK. Bởi chính các chính sách phát triển TTCK thu hút các CTCK tham gia thị trường.

 Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực nào cũng diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt, và có thể nói cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển. Các CTCK cũng vậy, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính luôn là mảnh đất màu mỡ và là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường. Chính sự cạnh tranh của các đối thủ mà CTCK buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để chống chọi, tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giúp các CTCK không ngừng đưa ra các dịch vụ sản phẩm mang nhiều tiện ích cho khách hàng hơn. Chính các đối thủ này luôn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và là mối lo thương trực của CTCK

 Nhân tố khách hàng

Đối với bất kỳ công ty nào kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thì khách hàng là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của CTCK. Khách hàng của các CTCK rất đa dạng từ khách hàng là cá nhân đến các khách hàng là tổ chức, các doanh nghiẹp. Trình độ năng lực của khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp họ tiếp cận với TTCK nói chung và các CTCK nói riêng. Chính vì vậy, các nhà quản lý, các CTCK cần phải trang bị kiến thức đầu tư cơ bản cho nhà đầu tư, hỗ trợ họ về mặt tài chính khi họ tham gia thị trường cần phải nâng cao kiến thức đầu tư cho họ. Để taom mộit môi trường cạnh tranh sôi động thì thị trường đó phải có những người mua và bán. Chính vì lý do đó mà giữa các công

ty nảy ra sự cạnh tranh. Công chứng đầu tư là trọng tâm của sự cạnh tranh đó, là động lực thúc đẩy các CTCK phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kết thúc chương 1, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về CTCK, qua đó ta hiểu được vai trò chức năng, mô hình cũng như các nghiệp vụ chủ yếu của một

CTCK. Cũng trong chương này, đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về năng

lực cạnh tranh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

một CTCK. Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá năng lực cạnh tranh

của bất cứ CTCK nào đang hoạt động trên thị trường. Nhưng đó mới chỉ là vấn đề lý thuyết, còn thực trạng năng lực cạnh tranh của các CTCK trên TTCK Việt

Nam nói chung và ở CTCK Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội như thế nào? Điểm

mạnh, điểm yếu của công ty đó ra sao. Tất cả những điều này sẽ được làm rõ

trong chương II khi chúng ta tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCK Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI”. PDF (Trang 28 -35 )

×