Kho gas LPG Nại Hiên được trang bị hệ thông phòng cháy chữa cháy hiện đại. Khi có sự cố về cháy nổ thì mọi hoạt động điều được tự động hóa.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chữa cháy:
Khi hoạt động bình thường, toàn bộ hệ thống được duy trì áp suất 6 kg/ cm2. Áp lực này được duy trì bởi một bơm gọi là bơm duy trì áp lực. Khi áp suất giảm xuống dưới 5.5 kg/cm2 thì hệ thống điều khiển tự động đóng để bơm duy trì áp lực hoạt động bù vào phần tổn thất áp suất mất đi cho đến khi áp suất trên đường ống đạt 6 kg/cm2 thì tự động ngắt.
Tại những nơi dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ thì hệ thống chữa cháy được thiết kế có những ống thủy tinh nhỏ chứa chất lỏng và khi nhiệt độ tăng lên trên 800C thì ống thủy tinh bị vở ra và nước trong ống chữa cháy sẽ phun ra ngoài. Vì một lý do nào đó như: Mở van nước chữa cháy, bể ống thủy tinh... sẽ làm cho áp lực trong đường ống giảm xuống. Khi áp lực này xuống dưới 4 kg/cm2 thì hệ thống điều khiển sẽ tự động khởi động máy bơm điện để chữa cháy.
Các thông số chính của bơm điện: Công suất 200 HP, số vòng quay n=1470v/p, nguồn điện 380v/500Hz.
Nếu áp lực trong đường ống tiếp tục giảm xuống dưới 3 kg/cm2 thì bơm diesel sẽ được hoạt động. Công suất của bơm này là 280HP.
Nguồn cung cấp nước cho hệ thóng chữa cháy là bể nước chữa cháy. Ngoài ra trong điều kiện bể nước chữa cháy không cung cấp đủ nước thì ta có thể mở van trên đường ống để hút nước từ sông Hàn.
Sơ đồ quá trình bơm nước chữa cháy như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Sông Hàn
Hộ tiêu thụ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 32 1
CHƯƠNG 3 : KHO XĂNG ------
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Kho xăng Khuê Mỹ là một trong những kho xăng lớn nhất của miền Trung hiện nay, là một địa điểm tiếp nhận và phân phối các loại sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực 5
Kho xăng dầu Khuê Mỹ tồn chứa và phân phối chủ yếu 2 sản phẩm chính là Xăng (A92, A95) và DO (DO 0,05; DO 0,25). Các sản phẩm này chủ yếu được nhập từ nước ngoài thông qua đường biển, được vẩn chuyển bằng tàu thủy, đến cảng biển Mỹ Khê, được bơm hút vào thông qua các hệ thống ống mềm màu đen, và sau đó được đưa vào kho Khuê Mỹ bằng hệ thống đường ống ngầm dưới lòng đất. Hiện nay, hệ thống này gồm 4 ống, có kích thước ống là 12inches.Trong đó có 2 ống nhập vào bể và 2 ống xuất bể.
Hệ thống làm việc của kho Xăng Dầu Khuê Mỹ gồm có:
Khu vực phân phối sản phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
Trang 33 Cảng Mỹ Khê Kho Khuê Mỹ Phân phối trên thị trường
Hệ thống tồn chứa (hệ 6 bể và hệ 4 bể)
Hệ thống bơm
Hệ thống chữa cháy
Phòng điều khiển trung tâm
Kho xăng dầu Khuê Mỹ gồm có tổng cộng là 10 bể chứa xăng và dầu DO. Trong đó:
Khu 6 bể: B1, B2, B3, B4, B5,B6
KHU 6 BỂ
Khu 4 bể: B7, B8, B9, B10
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
KHU 4 BỂ
Các bể 6, 7, 8, 9, 10 được lắp đặt hệ thống tự động hóa trong việc đo nhiệt độ và chiều cao mực chất lỏng của sản phẩm có trong bể.(t và H)
3.2. CÔNG NGHỆ KHO XĂNG
Kho xăng dầu Khuê Mỹ gồm 10 bể chứa, đánh số thứ tự B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10. Ngoài ra có 2 bể chứa nước. Việc chứa loại sản phẩm nào là phụ thuộc vào việc xuất nhập đơn hàng, có thể là xăng cũng có thể là dầu. Khi đó người ta phải làm sạch bể bằng cách đẩy nước vào hệ thống ống dẫn liên quan vào bể chứa. Sau khi thu phần cặn nhiên liệu, nước thải được chuyển qua khu xử lí nước thải để làm sạch nước, phần cặn được loại bỏ, phần nước trong được thu hồi để làm nước chữa cháy. Sau khi làm sạch bể thì nhiên liệu cần chứa sẽ được bơm trực tiếp từ khu nhận hàng.
3.3.1. Cấu tạo các bồn chứa
- Thân bể:
Hình trụ, 1 lớp, được chế tạo do nhiều miếng thép tấm (dày khoảng 2 phân) hàn lại, kết cấu chiều dày thành bể tăng dần từ trên xuống dưới do chịu lực thủy tĩnh tăng dần theo chiều sâu của xăng dầu (phía gần đáy bể có thể 12mm và trên nóc bể có thể khoảng 4÷5mm). Ở vành đai trên thành bể có 1 vòng ống màu xanh bao quanh, đó là ống chữa cháy bằng nước khi có sự cố cháy bất ngờ, ngoài ra nó còn có chức năng phun nước làm mát vành đai bể (do nhiệt độ bên trong cũng như bên ngoài của vành đai bên trên cao hơn
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
so vơi ở các vị trí khác). Ngoài ra còn có 2 ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn nước hoặc bột đi chữa cháy khi có sự cố (ống màu xanh là dẫn nước, ống màu đỏ là bột chữa cháy). Ở phía dưới thân bể có một lỗ có tác dụng để người công nhân vào kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, làm vệ sinh…
- Mái bể:
Hình nón, từ bên trong nhìn lên như hình mái dù, đối với hệ thống bể cũ của kho thì thanh trụ chống ở giữa không thể rút đi, còn hệ thống bể mới thì thanh trụ đó có thể rút đi khiến không gian bể chứa được cải thiện hơn. Tác dụng của bể chứa là đảm bảo sự ổn định tương đối của sản phẩm trong quá trình xuất nhập xăng dầu; trên mái bể có các thiết bị chính:
o Xupáp thở: 2 cái, được lắp trên mái bể, hoạt động như mọi xupap khác và có tác dụng điều chỉnh áp suất trong phạm vi cho phép mà bể có thể chịu được trong quá trình xuất nhập, tồn chứa. Cụ thể là vào mùa mưa thì xăng hoặc dầu bị co lại nên xupap có nhiệm vụ hút không khí vào để tránh hiện tượng méo bồn, còn thời điểm khác nó lại thở ra. Dưới bộ phận khống chế áp suất trong xupap, tiếp giáp với mái bể thường lắp lưới ngăn cháy ngăn không cho hút tia lửa cháy từ ngoài vào.
o Lỗ đo: tại đây có thể lấy mẫu xăng dầu hoặc đo nhiệt độ hay đo mức chất lỏng trong bể chứa bằng tay.
o Lỗ chiếu sáng: có tác dụng chiếu sáng khi kiểm tra, bảo dưỡng, hay làm vệ sinh. o Hệ thống đo chiều cao tự động: dùng để đo mức trong bể 1 cách chính xác khi cần đối chiếu, so sánh khi kiểm định.
o Thanh chống sét: có 4 hoặc 6 cây, dùng để tránh hiện tượng sét đánh gây cháy nổ vào mùa mưa dông.
o Cầu thang bể: lắp bên ngoài bể, bám theo thân bể, dẫn từ đáy bể lên mái bể, nó phục vụ cho việc đi lại cho các thao tác trong kho.
- Đáy bể:
Có hình nón ngửa, được đặt trên phần nền móng được gia cố để tránh sụt lún, bên ngoài đáy bể (vành đai dưới của thân bể) có 4 đường ống xuất nhập (2 nhập, 2 xuất) được đánh số; trên các đường ống về phía thành bể có 4 van tay tương ứng để xuất nhập xăng dầu; ngoài ra có van nhỏ (van xả nước) có nhiệm vụ sau khi xăng dầu vào bể, ổn định xong thì mở van để lượng nước trong dầu được xả ra. Trong đáy bể có các phần chính sau :
o Rốn bể: là nơi hút vét xả nước cặn, thường đặt ở giữa đáy bể, nó được nối với một ống rà sát với vị trí thấp nhất của đáy bể thông ra bên ngoài có đường ống để hút vét, tiêu cặn của kho.
o Tấm lác : điểm đo dầu, làm điểm đo mốc chiều cao bể, nó thường được hàn vào đáy bể và gần với thành bể nằm phía dưới theo phương thẳng đứng với lỗ đo dầu.
- Để xác định mức xăng dầu người ta sử dụng dụng cụ đo là một thước đo (15-20m) có bôi chất chỉ thị. Chất này bám vào thước khi gặp dầu sẽ đổi màu. Dựa vào độ dài theo phần đổi màu, và kích thước của bể ta có thể xác định được lượng sản phẩm trong bể.
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
- Để đo nhiệt độ xăng dầu trong bể ta có thể dùng thước đo bằng tay, hoặc bằng cặp nhiệt kế.
3.3.2. Hệ thống ống dẫn và van
Hệ thống ống dẫn trong khu vực kho bao gồm : - Ống dẫn từ cảng vào
- Ống dẫn vào bể
- Ống liên hệ giữa các bể
- Ống dẫn đến trạm bơm và từ trạm bơm cấp cho các oto stec
Nguồn hàng cấp cho kho chủ yếu được dẫn từ cảng vào và được bơm vào kho bằng 4 ống từ cầu tàu vào kho.
1. Quá trình nhập kho
Hệ thống ống nhập hàng từ cảng biển về kho được đặt ngầm dưới đất, lúc mới thi công phải làm sạch sau đó dùng nhựa đường quét lên 1 lớp, rồi dùng 1 dây thuỷ tinh (chịu nhiệt, cách điện, không cháy) quấn vào trong đó, tiếp tục dùng nhựa đường quét lên cho đến khi được 3,4 lớp thì mới đem sử dụng. Việc làm đó có mục đích bảo vệ cho đường ống ngầm giảm tối đa bị hư hại do yếu tố bên ngoài tác động khi làm việc trong môi trường dưới đất. Các loại ống dẫn trong kho (4,6,8,10,12,14 inch)
2. Qúa trình xuất kho:
Kho dùng 2 máy bơm lớn để xuất chủ yếu cho tàu nhỏ, kho khác và 12 bơm nhỏ xuất cho ôto stec. 14 bơm này đều là bơm li tâm hút sản phẩm từ bể để xuất ra. Trong hệ thống các bể mới đều trang bị hệ thống tự động nối với trạm cấp phát (acoload :12 cái) và phòng điều khiển trung tâm. Máy bơm cấp cho ôto stec:12 ống xuất 4 inch. Trên các máy bơm đều có các van áp suất và van 1 chiều, trong kho có 4 loại van (van áp suất, van tay, van nhanh và van 1chiều, trong đó van tay là đặt trên các đường ống cố định.) Tuỳ theo điều kiện hiện tại, yêu cầu xuất nhập kho, nhu cầu thị trường mà việc xuất nhập thay đổi. Quy trình tồn chứa trong bể cũng theo đó mà thay đổi, một bể không nhất thiết phải chứa một loại sản phẩm; khi đang chứ xăng mà muốn chuyển sang chứa dầu thì phải qua công đoạn làm sạch rồi chứa nước rồi chứa dầu rồi sau đó chứa nước rồi sửa chữa.
Khi cấp cho ôto thì người ta phải lấy bình mẫu (2 bình) lưu,được niêm lại, một bình giao cho khách hàng còn một bình lưu lại kho để đối chứng chất lượng, nhằm khắc phục trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.
3. Các loại van trong kho :
Trong kho có tất cả 4 loại van : - Van áp suất
- Van một chiều
- Van diều khiển nhanh
- Van tay : thường thấy trên các đường ống nhập xuất trong bể.
Van áp suất:
Cơ chế hoạt động và chức năng: chống lại nguy hiểm do áp suất tăng cao bằng cách tự động mở ở một áp suất định trước và do đó làm giảm áp suất được bố trí trên từng đoạn
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh
ống giữa các van. Khi áp suất trong đường ống tăng thì nó mở van xả hơi. Van áp suất thấy trong kho ở 2 dạng : trên bồn bể nó đóng vai trò là xupáp thở, trên đường ống bơm nó nằm trên van một chiều.
• Van một chiều:
o Có kết cấu bảo đảm chỉ cho chất lỏng trong ống chảy theo một chiều và tự động đóng lại khi chất lỏng chảy theo chiều ngược lại.
o Van một chiều còn có tác dụng: bảo vệ máy móc, trang thiết bị ống dẫn không bị tác dụng bất lợi, có thể bị hư hại khi dòng chất lỏng chảy ngược chiều. Trong trường hợp này van một chiều thường được bố trí trên đường ống đẩy của máy bơm.
o Van một chiều giữ chất lỏng trong ống hút của máy bơm li tâm không bị tụt, giúp bơm khởi động dễ dàng. Trong trường hợp này van một chiều được bố trí trên đường ống hút.
•Van tay :
Được dùng để điều khiển lưu lượng trên đường ống nhập xuất •Van nhanh :
Dùng trong công nghệ chữa cháy, tại mỗi khu vực trong kho đều có một hệ thống bơm nước chữa cháy bằng van tay nhanh. Kết cấu của loại van này rất đơn giản, tiện cho người sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.