0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Quy trình hấp phụ

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (Trang 28 -28 )

4. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LỌC KHÍ ĐỘC TRONG KHÍ THẢI.

4.1.2 Quy trình hấp phụ

Có một vài loại chất rắn có cấu tạo dạng hạt trên mỗi hạt có chứa vô cùng nhiều các lỗ nhỏ li ti có khả năng hấp thụ, bắt giữ mà không có phản ứng hóa học gì với khí độc.Các khí độc này có thể được nhả ra trong một điều kiện nhất định. Các chất rắn đó được gọi là chất hấp phụ. Trong thực tế thường sử dụng than hoạt tính, kaolin hoạt hóa, geolit, silicagen….Phương pháp này được dùng chủ yếu để hấp phụ các hơi khí có mùi, các hơi dung môi hữu cơ….Hiệu quả của phương pháp này có thể đạt 90~98%

Sau một thời gian, chất hấp phụ bị no, tức là nó không thể hấp phụ thêm khí độc nữa. Khí độc bay ra từ quá trình hoàn nguyên thường có nồng độ rất cao nên người ta hay sử dụng phương pháp đốt để khử khí độc trước khi thải hay đưa qua các công đoạn tái chế khác.

Khi trong khí thải có lẫn bụi thì phải lọc sạch rất tinh khí thải trước khi đưa qua thiết bị hấp phụ để không làm giảm tuổi thọ của chất hấp phụ

Thiết bị hấp phụ hơi khí được trong khí thải có cấu tạo như thiết bị lọc bụi bằng vật liệu rỗng. Tùy theo nồng độ của hơi khí độc mà người ta cấu tạo lớp vật liệu hấp phụ dày hay mỏng và tùy theo cấu tạo hạt của vật liệu lọc mà chọn tốc độ dòng khí đi qua lớp vật liệu sao cho sức cản không khí không quá cao và hiệu quả lọc hơi độc phải đạt yêu cầu đề ra

Với cỡ hạt của vật liệu hấp phụ là 1-3 mm hình cầu hay trụ thì tốc độ lọc nên chọn là 0,5 - 1,5 m/s.Tốc độ lọc nên giảm nhỏ khi nồng độ chất độc cao trong khí thải. Khi chiều dày lớp vật liệu hấp phụ là 100mm thì trở lực không khí của thiết bị khoảng 60 ~ 80kg/m2

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (Trang 28 -28 )

×