Chính sách về giá cả (lãi suất cho vay)

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ (Trang 25 - 27)

4. Mở rộng hoạt động tín dụng

4.2.2. Chính sách về giá cả (lãi suất cho vay)

Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là số tiền mà khách hàng hay ngân hàng phải trả để đợc quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Với các sản phẩm là các khoản tín dụng ngân hàng cung cấp ở đây thì giá cả chính là lãi suất cho vay. Chính sách giá cả cần hớng tới những mục tiêu:

-Tăng doanh số hoạt động là mục tiêu quan trọng của chiến lợc giá. -Chiến lợc giá phải nhằm vào việc tăng cờng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Định giá là yếu tố ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của cả ngân hàng và khách hàng, đến thu nhập và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Việc định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng hết sức phức tạp vì nó bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Vì vậy, khi xây dựng chính sách giá, các ngân hàng thờng phải dựa trên những căn cứ sau:

-Chi phí là các nguồn lực mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Chi phí gồm hai loại cơ bản là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng tối thiểu phải bù đắp đủ các chi phí phát sinh. Cách thức tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ, chất lợng dịch vụ, trình độ kỹ thuật, chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên khác nhau sẽ dẫn đến chi phí khác nhau và cũng tạo nên sự khác biệt về giá giữa các ngân hàng. Thực tế, các ngân hàng thờng gặp khó khăn trong việc xác định chính xác cơ cấu chi phí đối với từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, việc định giá sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thờng hớng tới việc xác định tổng chi phí, tổng thu nhập hơn là xác định chi phí cho từng loại sản phẩm dịch vụ.

-Rủi ro thực chất là các khoản chi phí tiềm ẩn. Khi rủi ro phát sinh, nó sẽ trở thành các khoản chi phí thực mà ngân hàng phải bù đắp trong quá trình hoạt động. Do vậy, định giá cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tính đến yếu tố rủi ro. Đối với các sản phẩm có rủi ro cao hơn, ngân hàng thờng phải định một mức giá cao hơn và ngợc lại.

-Đặc điểm cầu của khách hàng. Các nhóm khách hàng khác nhau đặc điểm đờng cầu khác nhau và có phản ứng khác nhau với những thay đổi của giá (có nhóm nhạy cảm nhng có nhóm không nhạy cảm với giá). Do đó, để tối u hoá lợi nhuận, ngân hàng thờng định giá căn cứ và sự phản ứng của

khách hàng đối với giá. Đối với nhóm ít nhạy cảm, ngân hàng có thể áp dụng mức cao hơn và ngợc lại.

-Giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trờng. Ngân hàng phải tính tới yếu tố này khi xác định giá sản phẩm dịch vụ, vì giá là nhân tố ảnh hởng lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nếu một ngân hàng định giá cao trong khi chất lợng sản phẩm dịch vụ không có gì vợt trội, sức hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ lại thấp chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác có giá kích thích hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w