Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô (Trang 49 - 51)

1 phòng ngủ 2 phòng ngủ 3 phòng ngủ 4 phòng ngủ 5 phòng ngủ

1.5. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh trong thời gian qua

thời gian qua

1.5.1. Những kết quả đạt được

*Về quy trình thẩm định dự án: Theo như quy trình thẩm định dự án đầu tư mà Hội sở chính NHĐT&PTVN đã ban hành, thì đã có sự phân cấp thẩm định rõ ràng giữa

Hội sở chính và chi nhánh, giữa cán bộ thẩm định với trưởng phòng thẩm định; và cũng quy định rõ trình tự tác nghiệp giữa các bước thực hiện công việc. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định.

*Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: Chi nhánh đã tiến hành xử lý rất tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án đầu tư, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng cho công tác thẩm định. Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin này thông qua việc so sánh với các dự án đã, đang xem xét. Nếu có sự chênh nhau quá lớn hoặc có sự khác thường thì cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.

*Về trang thiết bị: hiện nay tất cả cán bộ thẩm định tại phòng thẩm định đều được trang bị một máy tính cá nhân, được kết nối mạng nội bộ, trong đó có một máy được kết nối mạng Internet, hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin. Ngoài ra, phòng còn được trang bị máy điện thoại, máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng đầy đủ hỗ trợ cho công tác thẩm định.

*Về cán bộ thẩm định: họ đều có trình độ nghiệp vụ khá vững vàng, trình độ đại học và trên đại học. Họ không chỉ am hiểu về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thẩm định, mà còn am hiểu các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. Ngoài ra, cán bộ thẩm định luôn có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức như tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định của Bộ Tài Chính, các khóa đào tạo huấn luyện khác về kinh tế kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thẩm định.

*Về kết quả thẩm định trong năm 2006: do mới được thành lập trên cơ sở phòng Giao dịch 2, đi vào hoạt động từ tháng 7/2004, nên số dự án đã được thẩm định không nhiều. Riêng năm 2006 có 13 dự án đã được thẩm định, đó là những dự án thuộc lĩnh vưc sản xuất như: sản xuất xi măng, sản xuất điện, xây dựng nhà máy sữa, xây dựng nhà máy sản xuất bao bì đóng gói… Ngoài ra cũng có những dự án như: mua xe taxi, xây dựng trung tâm thương mại…Trong đó 80% tổng số dự án là đảm bảo đúng thời hạn thẩm định theo quy định, tuy nhiên một số dự án vượt quá thời hạn thẩm định là do dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp hoặc số lượng giấy tờ còn thiếu cán bộ phải bổ sung giải trình thêm.

*Về chất lượng của công tác thẩm định: chất lượng của công tác thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho Ban lãnh đạo đưa ra quyết định cho vay hay

không, góp phần quản lý tín dụng và hạn chế rủi ro. Vậy chất lượng của công tác thẩm định được thể hiện qua những tiêu chí nào:

- Tiêu chí về thời gian thẩm định: theo quy định thời gian xem xét cho vay không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A và 18 ngày đối với dự án nhóm B, 9 ngày đối với những dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận được hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của chi nhánh, chi nhánh phải ra quyết định cho vay hay không.

- Tiêu chí kết quả của quá trình thẩm định: tức là sau khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định sẽ phải chỉ ra được những mặt được và chưa được của dự án, có kết luận kiến nghị. Qua đó là cơ sở làm tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng.

- Tiêu chí về kinh phí: để phục vụ cho công tác thẩm định, cán bộ tín dụng phải có kinh phí để thu thập thêm thông tin, hoặc tiến hành nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp…Lượng kinh phí này phải tương ứng với quy mô của dự án, không nên sử dụng quá nhiều và ngược lại phải sử dụng nguồn kinh phí đó vào vị trí nào cho hợp lý.

Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác thẩm định chỉ mang tính tương đối, không nên chỉ dựa vào một tiêu chí nào đó để đánh giá về chất lượng của toàn bộ công tác thẩm định. Trên thực tế có nhiều dự án vượt quá thời gian thẩm định cho phép nhưng không phải vì thế mà chất lượng của thẩm định không được đảm bảo, mà có thể do dự án mạng tính chất phức tạp, quy mô lớn, hoặc dự án chưa có đủ đầy đủ giấy tờ cần thiết đòi hỏi phải bổ xung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w