2.6.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử - máy tính qua các năm
(ĐVT: Triệu USD)
Trong tháng đầu tiên của năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu các thiết bị tin học đã đạt 250,2 triệu USD, tăng 35,2% so với tháng 1/2006. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 1/2007 đạt 110,3 triệu USD; nhập khẩu đạt 139,9 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng máy in (58,3 triệu USD chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu) và chủ yếu là từ các khu công nghiệp xuất sản phẩn ra nước ngoài; bảng mạch các loại (44,3 triệu USD chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu). Máy in chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ: 17,4 triệu USD; Hà Lan: 9,8 triệu USD; Singapore: 7,3 triệu USD; Phần Lan: 2,7 triệu USD; Canada: 2,6 triệu USD. Bảng mạch chủ yếu sang Thái Lan: 28,3 triệu USD; Philippin: 12,2 triệu USD và Nhật Bản 3,4 triệu USD
Tháng 2/2007, máy in, bảng mạch, ti vi... vẫn là những mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2006, trong đó máy in có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt hơn 102 triệu USD, chiếm 37,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 2/2007 chỉ đạt hơn 120 triệu USD, giảm 28,5% so với tháng 1/2007.
Theo số liệu thống kê tháng 2/2007, lượng máy in xuất khẩu đạt khoảng 835,661 chiếc với kim ngạch đạt trên 45,07 triệu USD, là mặt hàng điện tử có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tháng 2/2007. Trong đó máy in phun các loại xuất được 409.940 chiếc đạt trên 20 triệu USD, máy in Canon xuất được 320.259 chiếc, đạt 16,8 triệu USD. Thị trường xuất khẩu máy in nhiều nhất trong tháng vẫn là Mỹ với tổng trị giá lên tới 12,4 triệu USD, chủ yếu vẫn là máy in Canon và máy in phun các loại. Kim ngạch xuất khẩu của máy in phun sang thị trường Mỹ đạt trên 7,1 triệu USD; trong đó đơn giá trung bình của máy in phun Canon là 44,28 USD/chiếc (FOB), máy in phun loại khác là 55,65 USD/chiếc (FOB).
Trong tháng 2/2007, lượng máy in Canon xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt gần 86 nghìn chiếc, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD; đơn giá trung bình là 46,6 USD/chiếc (FOB),
giảm nhẹ so với tháng 1/2007. Kim ngạch xuất khẩu máy in sang thị trường Singapore đạt hơn 4,9 triệu USD với 95,196 chiếc. Hầu hết các lô hàng máy in xuất khẩu sang thị trường này đều qua cảng Hải Phòng, đơn giá trung bình cho sản phẩm máy in Canon là 42,43 USD/chiếc(FOB), máy in laze P1089 là 67,02 USD/chiếc(FOB). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hà Lan và Trung Quốc trong tháng này cũng giảm so với tháng 1/2007, tuy vậy kim ngạch của Hà Lan vẫn đạt 4,5 triệu USD và Trung Quốc đạt 3,8 triệu USD.
Cùng với máy in, bảng mạch cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu bảng mạch đạt 35,5 triệu USD; giảm 25,8% so với tháng 1/2007. Thái Lan là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 21,16 triệu USD, giảm 33,7% so với tháng 1/2007; tiếp theo là thị trường Philippin đạt 10,9 triệu USD, giảm 16,3% so với tháng 1/2007. Đặc biệt trong tháng này, bảng mạch đã xuất khẩu sang thị trường Trung Phi, kim ngạch mới đạt trên 6,1 nghìn USD, nhưng đây là một dấu hiệu khả quan trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng điện tử - máy tính của nước ta.
2.6.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu tháng 1/2007
Về mặt hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng là máy in và bảng mạch các loại. Kim ngạch xuất khẩu của máy in đạt 58,3 triệu USD, chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, máy in xuất khẩu sang Mỹ đạt 17,4 triệu USD; Hà Lan đạt 9,8 triệu USD; Singapore đạt 7,3 triệu USD;... Đứng thứ hai là kim ngạch xuất khẩu của bảng mạch, đạt 44,3 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Thái Lan đạt 28,3 triệu USD; Philippin đạt 12,2 triệu USD và Nhật Bản đạt 3,4 triệu USD.
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tháng 7 năm 2007:
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2007 đạt 126,6 triệu USD tăng 8,9% so với tháng 6/2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 801 triệu USD. Tỷ trọng 3 mặt
hàng xuất khẩu lớn nhất (máy in, bảng mạch và linh kiện vi tính) trong tháng chiếm đến 97% tổng kim ngạch xuất khẩu các thiết bị tin học xuất khẩu cả nước.
Mục tiêu đến năm 2010 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh số khoảng 4-6 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 2-30%/năm.
Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ tạo khoảng 300.000 việc làm.
Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng.
Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
2.6.3 Thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu gồm trên 30 thị trường xuất khẩu; trong đó, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất bằng khoảng 86,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thái Lan vẫn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu với kim ngạch trong tháng đạt 29,6 triệu USD và đã chiếm 26,8% kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là bảng mạch các loại (28,3 triệu USD) và linh kiện vi tính (1,3 triệu USD). Tháng 7/2007 kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt 32,2 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng trước và đã chiếm 25,5% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 178,5 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thái Lan là bảng mạch các loại (28,2 triệu USD) và linh kiện vi tính (3,8 triệu USD).
Thị trường Mỹ luôn đứng thứ 2 về thị trường xuất khẩu; trong tháng 1 xuất khẩu sang thị trường này đạt 18 triệu USD chiếm 16,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là mặt hàng máy in (17,4 triệu USD). Xuất khẩu trong tháng 7/2007 sang Mỹ đạt 16,8 triệu USD, tăng 34,4% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 116,5 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là máy in (15,1 triệu USD) và đã chiếm 89,9% kim ngạch.
Sau Nhật Bản, hàn Quốc là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện từ Việt Nam lớn thứ hai. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2001 đạt 5,3 triệu USD, bằng 3,3% tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Nhật Bản từ thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc lại giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2006, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này. Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam là 154 triệu USD, trong đó, xuất sang Hàn Quốc đạt 4,3 triệu USD, chiếm 2,8%, năm 2003 các con số tương ứng là 263,1 triệu USD, 3,7 triệu USD; 1,4%; năm 2005 là 523 triệu USD; 2,125 triệu USD; 0,41%, năm 2006 là 744,8 triệu USD, 8,63 triệu USD; 1,12%. Sáu tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mức kỷ lục so cùng kỳ năm 2006 với 931% (kim ngạch 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7 triệu USD, trong khi đó mức cùng kỳ năm 2006 là 1,9 triệu USD). Điều này cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dây
cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn thấp nhưng lại đạt mức tăng trưởng quá cao, đây sẽ là đà phát triển trong thời gian tới.
Thị trường Hà Lan: trong tháng 7/2007, xuất khẩu tới Hà Lan đạt 18,6 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng trước và đã chiếm 14,7% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường. Mặt hàng chủ yếu xuất sang thị trường này là máy in (18,1 triệu USD) và đã chiếm 97,3% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 26,03 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng 12/2006; sang thị trường Trung Quốc tăng 27,3%. Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là loa, máy in, linh kiện sản xuất loa...
Bên cạnh đó cũng có một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như Singapore tăng 30,01%, Hồng Kông tăng 34,5%, Australia tăng 38,4%....
Biểu đồ : Thị trường xuất khẩu tháng 7 năm 2007:
2.6.4 Thuận lợi và khó khăn:2.6.4.1 Thuận lợi: 2.6.4.1 Thuận lợi:
Gia nhập WTO, công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập thị trường thế giới. Dự báo, đến năm 2010, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm của Việt Nam đạt từ 3-5 tỷ USD.
2.6.4.2 Khó khăn:
- Khi chính thức là thành viên của WTO, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cùng loại nhập khẩu giá rẻ, chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, trong đó có máy tính, các thiết bị kỹ thuật số và các loại linh kiện điện tử. Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác đối với các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được gỡ bỏ (bao gồm cả dịch vụ sản xuất phần mềm). Bên cạnh đó, khi là thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ tham gia Hiệp ước Công nghệ thông tin. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam khi tham gia hiệp ước là sẽ giảm mức thuế này theo lộ trình cắt giảm xuống 0% đối với 330 sản phẩm công nghệ thông tin, trong vòng 5 năm đối với các sản phẩm phần cứng, thiết bị ngoại vi, linh phụ kiện điện tử và 7 năm đối với các sản phẩm như điện thoại, cáp viễn
thông (trừ cáp biển). Gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ của Nhà nước đối với công nghệ điện tử (CNĐT) sẽ phải gỡ bỏ, trong khi các nước trong khu vực CNĐT của họ phần lớn mạnh hơn ta. Chúng ta vừa may và không may là nằm giữa trung tâm CNĐT thế giới. Thế giới người ta gọi vòng cung Đông Á là vòng cung công nghệ điện tử chiếm khoảng 2/3 sản lượng CNĐT toàn cầu. Trong khi đó CNĐT các nước trong khu vực người ta đều đi trước ta, Việt Nam là chỗ trũng nhất, nếu như một “cái ao” mà bỏ đi các hàng rào, thì có chỗ trũng là bị thách thức nhiều nhất. Đây là một thách thức rất lớn đối với CNĐT Việt Nam.
- Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tuy đã phát triển về số lượng (khoảng 200 DN), nhưng phần lớn là các DN nhỏ, ít vốn, công nghệ sản xuất chưa cao.Trong khi đó, các công ty đa quốc gia đã thống trị toàn cầu từ chuyên môn, công nghệ, đến thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối, khống chế thị trường toàn cầu. Một số DN Việt Nam tìm được đối tác để gia công hàng XK nhưng lại không đủ vốn và công nghệ để sản xuất nên đành phải chuyển giao sang cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Một nguyên nhân nữa khiến năng lực cạnh tranh của hàng điện tử Việt Nam bị yếu: Trong khi ngành công nghiệp sản xuất linh kiện còn chưa phát triển thì thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất của ta lại quá cao. Vì thế, hàng Việt Nam cạnh tranh về giá ở thị trường trong nước còn khó, chưa nói gì đến cạnh tranh ở nước ngoài.
2.7 GẠO:
2.7.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Không phải chỉ vài năm gần đây nước ta mới có gạo xuất khẩu, mà thực tế gạo Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới hàng trăm năm nay. Ngay từ năm 1880, các tỉnh Nam Bộ đã xuất khẩu 284.000 tấn gạo, năm 1884 Bắc Bộ xuất 5.376 tấn. Trong thời kỳ từ năm 1926 đến năm 1936 Việt Nam đã xuất 8,2 triệu tấn gạo. Năm 1960 các tỉnh miền Nam xuất 340.000 tấn. Nhưng thời gian sau đó, chiến tranh liên miên, dân số phát triển quá nhanh, đất canh tác lại hạn chế, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với nông nghiệp, cho nên Việt Nam trong nhiều năm liên tục phải nhập khẩu gạo từ năm 1976 đến năm 1988. Từ năm 1989 nhờ có chính sách lương thực đúng đắn mà tình hình sản xuất và thương mại về lương thực, thực phẩm có sự thay đổi lớn. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực chúng ta chuyển sang xuất khẩu gạo.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1997 – 8/2007 Năm Số lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)
1997 3.575 899 1998 3.730 1.024 1999 4.550 1.035 2000 3.476 667 2001 3.550 588 2002 3.241 726 2003 3.892 721 2004 4.055 941 2005 5.202 1.150
2006 4.647 1.270
8 tháng đầu 2007 3.592 1.154
(Nguồn: Agro.info) Từ năm 2001, nhà nước bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không qui định đầu mối xuất khẩu gạo. Cơ chế mới này tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính bình đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng ổn định. Năm 2005, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Năm 2006, xuất khẩu gạo cả nước chỉ đạt khoảng 4,7 triệu tấn gạo đạt kim ngạch gần 1,3 tỷ USD, không đạt chỉ tiêu 5 triệu tấn đề ra. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây mất mùa ở phía Nam khiến Chính phủ phải tạm ngưng xuất khẩu trong tháng cuối năm. Mặc dù chỉ mới được xuất khẩu gạo trở lại từ tháng 2 năm nay nhưng các doanh nghiệp đã nhanh chóng ký kết được các hợp đồng xuất khẩu hơn 3 triệu tấn gạo (chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm nay từ 4 - 4,5 triệu tấn) với mức giá cao nhất trong nhiều năm nay. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo đem về gần 1,3 tỉ USD thì 8 tháng đầu năm 2007 tuy mới xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo nhưng đã đem về 1,15 tỉ USD. Điều này cho thấy đây là năm mà giá gạo xuất khẩu đạt mức cao.
Về xu hướng, giá gạo trong nước cũng như thế giới vẫn tiếp tục tăng lên bởi hàng loạt các lý do: Thứ nhất là do diện tích trồng lúa ở VN đang bị thu hẹp lại bởi tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá... Thứ hai là hiệu quả của việc trồng lúa không cao, nên người nông dân bỏ canh tác, việc này đã diễn ra ở các vùng đồng bằng các tỉnh phía bắc. Thứ ba là tỉ lệ tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia đều đang cần nguồn lương thực, trong lúc nguồn cung không tăng. Thứ tư là yếu tố thiên tai, bão lụt thất thường, nhất là trong tình trạng khí hậu toàn cầu đang nóng lên như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động gieo trồng lương thực và tác động lớn đến giá lương thực. Và vấn đề thứ năm là điều rất mới, đó là trên thế giới bắt đầu xuất hiện công nghệ chế biến cồn từ ngô (bắp) và sắn (khoai mì) để làm nhiên liệu dùng cho động cơ. Việc sử dụng công nghệ khoa học này dùng một lượng sắn, ngô rất lớn sẽ ảnh hưởng đến tình hình lương thực toàn cầu. Dự báo có thể ngay trong năm tới, giá sắn lát và ngô sẽ tăng khoảng trên 100%.
2.7.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm… tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13,10% và 5,91%; về trị giá là 17,12% và 4,85%; chủ yếu xuất sang các